Công viên hoàng thành(16/06/2014)

Công viên Hoàng ThanhTheo định hướng của Quy hoạch tổng mặt bằng khu Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã được phê duyệt theo quyết định số 696/QĐ-TTg và Quy hoạch chi tiết khu trung tâm chính trị Ba Đình, tổng thể khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long sẽ là khu công viên văn hóa lịch sử mang đậm dấu ấn phát triển ngàn năm của dân tộc.

Do vậy ý tưởng chủ đạo của Liên danh tư vấn cho khu 18 Hoàng Diệu sẽ là thiết lập một “Công viên khảo cổ” với mục đích bảo tồn tối đa tại chỗ các di chỉ khảo cổ học đã phát lộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giới thiệu trưng bày và tiếp tục mở rộng nghiên cứu các dấu tích hiện còn nằm dưới lòng đất.

Không chỉ vậy không gian này còn là không gian văn hóa cộng đồng, mang vẻ đẹp tự thân trong sự kết nối hài hòa với công trình Nhà Quốc Hội cũng như trong tổng thể khu trung tâm chính trị Ba Đình.

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ “CÔNG VIÊN HOÀNG THÀNH”
Đơn vị thực hiện : Liên danh Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) – Boydens Engineering – NEY
Năm thực hiện : 2014


Không gian toàn cảnh ban đêm


Tổng kết cấu giàn

Mặt bằng qui hoạch tổng thể

Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi xác định cách tiếp cận đa diện là hướng nghiên cứu cho không gian này với việc nhận diện rõ 4 vấn đề quan trọng cần giải quyết sau:

Vấn đề 1 – Bảo tồn phát huy giá trị khu di sản Khảo cổ học: đây là nhiệm vụ quan trọng nhất. Với tính chất của một quần thể dấu tích các công trình kiến trúc liên hoàn chồng lấp lên nhau của nhiều niên đại, giải pháp bảo tồn phải chứng minh được quy mô rộng lớn, tráng lệ của quần thể công trình đã từng tồn tại trong lịch sử vốn trước đây chỉ được miêu tả trên các sử liệu. Vì vậy sẽ không nên chia cắt hay khu biệt các không gian trưng bày. Các dấu tích của khu khảo cổ học này chủ yếu là các hiện vật đất nung, gỗ, chất hữu cơ,…có những chất rất dễ bị phá hủy, do vậy dứt khoát phải bảo quản ở tình trạng môi trường tốt nhất tránh mọi ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài kể cả ảnh hưởng trực tiếp từ lượng khách tham quan hàng ngày.

Trên cơ sở nghiên cứu các kinh nghiệm bảo tồn Khảo cổ học của thế giới đặc biệt ở các quốc gia có tính chất tương đương về khu 18 Hoàng Diệu, chúng tôi đề xuất áp dụng các giải pháp bảo tồn di chỉ khảo cổ học sau:

Đối với khu vực trưng bày (khu A-B, D4-D6) trong nhà phân chia thành 2 cấp độ bảo tồn. Cấp độ 1: các dấu tích, di chỉ khảo cổ học đặc biệt quan trọng sẽ được bảo tồn trong môi trường ổn định, môi trường này sẽ được bảo vệ bởi các “hộp kính” với hệ thống cảm biến hiện đại để kiểm soát theo dõi. Cấp độ 2: là không gian xung quanh dành cho người tham quan với các dấu tích, hiện vật được trưng bày, giới thiệu trực tiếp.

Đối với các hố khảo cổ học khác còn đang nghiên cứu sẽ áp dụng giải pháp lấp cát, phủ cỏ và tái hiện dấu tích kiến trúc trên bề mặt. Các giải pháp này giúp người xem hình dung rõ hơn về cấu trúc, quy mô của công trình kiến trúc, đồng thời tạo cảnh quan sinh động cho một công việc khảo cổ học

Vấn đề 2 – Tinh thần của địa điểm: khu 18 Hoàng Diệu nằm trong khu trung tâm chính trị Ba Đình – là khu vực mang ý nghĩa đặc biệt về mặt văn hóa, lịch sử, cách mạng cũng như về không gian kiến trúc. Sự đa dạng về loại hình kiến trúc từ kiến trúc truyền thống, kiến trúc Pháp, kiến trúc đương đại, kiến trúc hiện đại đang tồn tại gắn kết với nhau bằng sân vườn cây xanh. Chính vì vậy giải pháp quy hoạch và ngôn ngữ kiến trúc cho khu 18 Hoàng Diệu để không đối chọi cũng như không mờ nhạt với các công trình xung quanh sẽ là một không gian xanh để gắn kết tất cả các không gian xanh khác trong tổng thể khu Ba Đình.

Vấn đề 3 – Giải pháp kỹ thuật, kết cấu: đây là khu vực khảo cổ đã phát lộ với diện tích cần phải bảo quản rộng gần 1 ha. Với yêu cầu hạn chế tối đa việc tác động xuống nền đất thì việc lựa chọn giải pháp kết cấu và công nghệ thi công phù hợp sẽ quyết định tính khả thi của phương án thiết kế.

Kết cấu sử dụng dầm và cột thông thường khó có sự linh hoạt. Nhóm thiết kế đề xuất sử dụng kết cấu mắt lưới tam giác giúp mang lại tính linh hoạt cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc định hình vị trí cột. Như vậy, vị trí của các cột có thể được điều chỉnh để tránh vị trí của những dấu tích quan trọng. Với giải pháp kết cấu này, vị trí giữa hai cột sẽ có thể được dịch chuyển linh hoạt trong khoảng cách 30m.

Tính linh hoạt của hệ kết cấu mái công trình còn được thể hiện ở các chi tiết cấu kiện theo dạng mô đun hóa. Tất cả các mô đun được tiến hành chế tạo sẵn ở nhà máy sau đó được chuyển tới công trường tiến hành lắp dựng. Với giải pháp này sẽ hạn chế tối đa các ảnh hưởng từ công tác  thi công đến di tích.

Bên cạnh đó, sử dụng giải pháp kết cấu treo cho các thành phần công trình như hệ tường bao, hành lang cũng sẽ hạn chế việc đào móng, giảm thiểu các tác động tới cá tầngc di chỉ khảo cổ.

Vấn đề 4 – Giải pháp về năng lượng, bền vững: để đảm bảo môi trường ổn định cho di chỉ khảo cổ học trong không gian rộng lớn sẽ đòi hỏi một công nghệ xử lý vi khí hậu hiện đại và khá phức tạp cần lưu ý đến việc quản lý và vận hành khi đưa vào cuộc sống sau này. Do vậy phải có giải pháp để đảm bảo việc quản lý được dễ dàng và chi phí vận hành không quá tốn kém. Mặt khác, việc thông gió tự nhiên hay lấy ánh sáng trực tiếp từ mái hoặc các vách tường kính sẽ không đảm bảo được sự tồn tại lâu dài của các di chỉ.

Phương án đề xuất cấu trúc mái xanh sẽ là vỏ bao che khí hậu, giúp ổn định sự biến đổi nhiệt độ và loại bỏ hiện tượng làm nóng bức xạ từ mặt trời. Ánh sáng tự nhiên được sử dụng khúc xạ gián tiếp vào nội thất, không ảnh hưởng tới hiện vật mà tiết kiệm năng lượng sử dụng chiếu sáng bên trong công trình. Các giải pháp tính toán thông gió, chiếu sáng cũng như kiểm soát môi trường cho các khu bảo tồn đặc biệt thông qua hệ thống kỹ thuật riêng đã được nghiên cứu một cách khoa học..

Với sự Liên danh 3 đơn vị tư vấn gồm: Viện Kiến trúc Quốc gia với Boydens Engineering và NEY & Partners chúng tôi hy vọng có thể hình thành một liên danh với thế mạnh mỗi bên về bảo tồn di sản, thiết kế năng lượng và thiết kế năng lượng để có thể giải quyết tất cả các vấn đã nêu ra.


Ý kiến chuyên gia :

Nhấn mạnh yếu tố bảo tồn trong đồ án cuộc thi 

Ths.Kts Vũ Đình Thành – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia

Với các giá trị và căn cứ khoa học qua các lần thực hiện Các dự án nghiên cứu bảo tồn khu 18 Hoàng Diệu (2006) và quy hoạch tổng mặt bằng khu 18 Hoàng Diệu (2008) trước đây, nhóm tác giả đã nhận diện rõ với đồ án thiết kế lần này, kiến trúc không phải là yếu tố số một mà chính là các vấn đề bảo tồn và kết cấu cần được ưu tiên giải quyết tối ưu và triệt để.

Nhóm tác giả thực hiện đồ án khi tham dự Cuộc thi Bảo tồn Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu do UBND Hà Nội tổ chức đã nhận rõ trách nhiệm và mục tiêu thực hiện của đồ án. Nhóm xác định sẽ có 4 vấn đề chính phải giải quyết triệt để bao gồm:

Đảm bảo bảo tồn lâu dài hiện vật di tích khảo cổ. Đây là kiện tiên quyết và hướng tới bảo tồn vĩnh viễn khu vực khảo cổ học này để lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử cho cộng đồng, người dân và khách tham quan.

Xây dựng mối liên hệ của khu di tích này với cảnh quan chung. Khu vực 18 Hoàng Diệu nằm trong khu giữa trung tâm Ba Đình, có bề dày lịch sử phát triển hàng nghìn năm, các công trình có giá trị ở đây tập trung với mật độ dày đặc bao gồm các công trình cổ, công trình thời Pháp thuộc, công trình giai đoạn hòa bình lặp lại và cả kiến trúc hiện đại. Do vậy, câu hỏi đặt ra với đồ án này là sẽ lựa chọn ngôn ngữ kiến trúc nào cho khu vực 18 Hoàng Diệu. Trong quá trình nghiên cứu khu vực này, nhóm tác giả nhận thấy rõ một yếu tố xuyên suốt góp phần tạo nên nhận diện riêng của khu vực, đóng vai trò sợi chỉ kết nối qua các thời kỳ là các mảng công viên cây xanh.

Có giải pháp kết cấu của công trình hợp lý. Với diện tích khảo cổ học là 19.000m2, dự kiến sẽ có một không gian kiến trúc phục vụ trưng bày tại chỗ lớn lên tới khoảng 10.000m2. Tuy nhiên, công trình này phải đảm bảo hạn chế tối đa chiều cao so với công trình xung quanh, tránh ảnh hưởng tới các công trình xung quanh và phá vỡ không gian vốn đã rất ngăn nắp và trật tự của Khu trung tâm chính trị Ba Đình.

Đạt được các giải pháp tối ưu về sử dụng năng lượng. Cần hiểu rằng môi trường phục vụ trưng bày các di tích khảo cổ đặc biệt có giá trị như khu vực 18 Hoàng Diệu phải đạt được tính ổn định cao nhất và tương đồng với môi trường mà di tích đã tồn tại trong lòng đất nhất. Vì vậy, phương án phải giải quyết các tác động môi trường đối với di tích thông qua các giải pháp tổng thể và chi tiết một cách tối ưu về các góc độ năng lượng, độ ẩm, tốc độ gió, nền đất, tránh để các di tích không bị phá hủy theo thời gian. Nếu không giải quyết một cách triệt để, chắc chắn quá trình sử dụng và vận hành một công trình lớn như thế này sẽ phát sinh những chi phí năng lượng và bảo quản rất lớn.


Một bảo tàng khảo cổ học bền vững tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa dành cho cộng đồng

Xavier Pinchart, Tổng Giám Đốc Công Ty Boydens Engineering:

Khu khảo cổ học Hoàng Thành Thăng Long là một dự án đầy thách thức. Khi tạo ra một công viên trên nền cấu trúc thống nhất, chúng tôi muốn gửi gắm hoài bão của mình là mang lại sự hài hòa và cá giải pháp bảo tồn phù hợp cho di tích, di sản UNESCO. Bên cạnh việc mang lại sự thống nhất về cảnh quan với các công trình xây dựng hiện có tại khu vực, chúng tôi còn mong muốn tạo ra một bảo tàng khảo cổ độc đáo, bền vững, mang dấu ấn riêng biệt, một công viên dành cho cộng đồng. Thiết kế mái công trình trở thành công viên xanh có thể dạo bộ phía trên bảo tàng khảo cổ và tọa lạc giữa khu trung tâm chính trị. Công viên sẽ đóng vai trò là mặt phân cách rõ ràng, tách biệt giữa những dấu ấn trong lòng và những tồn tại trên mặt đất, như sự gợi nhớ về truyền thống và hiện đại. Đồng thời, cũng sẽ trở thành một điểm nhấn hài hòa, là nơi lý tưởng cho các giao tiếp.

Khi cần phải bảo tồn một không gian rộng lớn như vậy, nếu sử dụng hệ thống điều hòa không khí truyền thống để kiểm soát khí hậu toàn bộ khu vực, các vấn đề sau sẽ phát sinh: mặt đất sẽ nhanh chóng bị quá khô và mức độ năng lượng tiêu thụ rất lớn. Đây là một dự án hết sức thú vị để nghiên cứu được những giải pháp bảo tồn bền vững nhất và có được bảo tàng khảo cổ với mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất”.

Các giải pháp thiết kế thụ động và thiết kế chủ động đều đã được áp dụng. Thiết kế thụ động (mái xanh, ánh sáng tự nhiên, các hộp kính điều hòa khí hậu) có ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề về tiết kiệm năng lượng, chất lượng công trình và chi phí đầu tư. Trong khi đó, thiết kế chủ động sẽ giúp kiểm soát khí hậu một cách chính xác và tối ưu tiện nghi cho người sử dụng. Rất nhiều nghiên cứu và mô phỏng đã được thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết giúp đội tư vấn hiểu được phản ứng của khu vực khảo cổ với các giải pháp đưa ra và như vậy đảm bảo được tính phù hợp của giải pháp được lựa chọn.


Một phương án sâu sắc cả về khảo cổ, kiến trúc và đầy tính khả thi
PGS.TS Tôn Đại

Có thể thấy, khu khảo cổ hiện nay mang tính chất chia cắt thành nhiều khu vực nhỏ – Việc thống nhất các khu vực nhỏ đó vào một mái chung là ưu điểm đầu tiên trong phương án Liên danh giữa Viện Kiến Trúc Quốc gia – Boyden – Ney (Vương quốc Bỉ), tạo cho toàn khu một quy mô hoành tráng nhất quán. Trong phương án này, khu công viên đã gắn kết 7 không gian quan trọng trong khu vực Ba Đình tạo thành một quần thể quan trọng của Thủ đô: Trung tâm Hoàng Thành – Hồ Tây – Vườn hoa Hàng Đậu – Công viên Lênin – Văn Miếu – Vườn Kính Thiên – Quảng trường Ba Đình – Vườn Bách Thảo – Khu di tích Chủ tịch phủ.

Một điểm nữa khá hấp dẫn trong phương án này, nhóm tác giả đã tạo cho Công viên khảo cổ tính chất linh hoạt rất lớn, có nghĩa là nó có thể phát triển và thay đổi trong tương lai tùy thuộc vào việc tiếp tục khai quật khảo cổ tại vị trí công viên này. Đây là điểm rất quan trọng, đặc biệt là về mặt khảo cổ. Hệ kết cấu lấy cơ sở là mạng lưới tam giác cạnh 8m rất hợp lý. Mạng tam giác này có thể thêm bớt tạo cho cấu trúc toàn bộ mái có thể gia giảm, thay đổi tùy theo yêu cầu của việc tiếp tục khảo cổ. Đây được coi là hệ kết cấu mới, táo bạo và nhiều ưu việt.

Về các biện pháp trưng bày, việc bảo quản trong lồng kính là khoa học và đảm bảo giữ gìn được hiện vật và nhân dân dễ dàng tiếp cận các di vật khảo cổ. Bên cạnh đó, các biện pháp giải quyết ánh sáng, độ ẩm, ô nhiễm không khí, nhiệt độ, nước ngầm, thông gió… đều được nhóm tác giả đề cập đến một cách khoa học và thuyết phục. Biện pháp thi công lắp ghép cũng khá hợp lý trong bối cảnh hiện đại.

Xét về yếu tố thẩm mỹ, phương án một mái xanh lớn tạo nên một công viên ngay bên cạnh tòa nhà Quốc hội là một ý tưởng hay. Tòa Quốc hội đại diện cho nước ta ở thời điểm hiện tại được nằm ngay tại vị trí những công trình quan trọng nhất của trung tâm quyền lực các triều đại trước, như một sự tiếp nối sự nghiệp của ông cha – Công viên Khảo cổ Hoàng thành là sự kết nối các triều đại, nơi đây là công viên nên quần chúng đến tham quan nhiều và Quốc hội gần gũi với quần chúng – Công viên lại làm tôn cảnh quan của Quốc hội và quảng trường Ba Đình lên. Ở Mêhicô có Quảng trường “Ba thời đại” nổi tiếng, Ba Đình chúng ta lại là quảng trường nhiều thời đại xuyên suốt một ngàn năm – ý nghĩa của toàn bộ khu vực này thậ là sâu sắc, cái mái vòm (Dome) ở đây rất có giá trị là một điểm nhấn của toàn bộ công viên.

Cần khẳng định, phương án Công viên khảo cổ Hoàng Thành do Liên danh giữa Viện Kiến Trúc Quốc gia – Boyden –Ney (Vương quốc Bỉ) thực hiện có sự đầu tư, nghiên cứu rất chi tiết, kỹ lưỡng về cả lịch sử, di sản cũng như yếu tố thiết kế kiến trúc, sử patek phillipe replica dụng năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên, có một vài điểm nhỏ muốn chia sẻ thêm với các tác giả, theo tôi thấy đây là khu vực sử dụng nhiều năng lượng, do đó chúng ta có thể sử dụng pin mặt trời lắp vào hệ thống tam giác trong kết cấu mái xanh. Hiện nay đã có loại pin mặt trời hiệu suất cao và lại rẻ hơn nhiều. Bên cạnh đó, là một bảo tàng quan trọng nên có một hội trường ở đấy có thể có thuyết trình, giao lưu, hội thảo. Hội trường này không cần thiết phải là 1 phòng mà là 1 sân chung quanh có bậc ngồi… Bên cạnh đó, một số mái nhỏ che nắng trông rất lắt nhắt không đẹp, nhóm tác giả có thể nghiên cứu thêm để công trình được hoàn chỉnh.


Một dự án công viên vă hóa lịch sử đầu tiên của Việt Nam

Ts.Kts Lê Đình Tri- Nguyên phó Vụ trưởng, Vụ Kiến trúc quy hoạch, Bộ Xây dựng

Đây là một ý tưởng rất tốt, rất sâu và rất mới nhưng cần nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện. ¾ văn hóa khu vực Hoàng Thành chưa được phát lộ là nguồn di sản vô giá mà chúng ta phải có cách ứng xử khoa học đối với phần còn lại này. Tôi rất hoan nghênh các chuyên gia đã hiểu sâu sắc về yêu cầu này. Dự án mở ra một công viên văn hóa lịch sử đầu tiên của Việt Nam, mang ý nghĩa về mặt chính trị văn hóa rất sâu sắc bởi những đặc trưng ở đây rất đa dạng, phong phú và tính mở rất cao. Về vấn đề bảo tồn, thực ra đây là dự án bảo tồn tại chỗ những thứ còn để lại có nhiệm vụ giữ nguyên lâu dài và nguyên trạng.

Ở trong tổng mặt bằng này, nếu chúng ta xem lại kỹ với một công trình vuông vắn có đường tròn, đường vuông thì công viên văn hóa lịch sử là những nét chấm phá dọc, ngang vuông góc với các đường nét tại đây, chứng tỏ ý tưởng rất sâu sắc chứ không phải những nét kỳ hà vuông vắn, thỏa mãn các yêu cầu: “thích hợp, xanh, nhẹ – bền – hòa nhập với khu vực, ngôn ngữ biểu đạt chung nhưng hiện đại và có ngôn ngữ của kiến trúc bảo tồn. Về năng lượng sử dụng ở đây, bản thân tôi thấy phương án của các bạn đã đặt vấn đề này một cách rất tích cực với một thái độ rất cẩn trọng. Công nghệ năng lượng hiệu quả về bản chất là dùng năng lượng một cách hiệu quả. Tôi rất đồng ý với ý tưởng thiết kế là một tổ hợp không phải là một lớp đặc từ trên xuống dưới mà lớp này xen kẽ nhau.

Góp ý với phương án là hệ vòm này cần hài hòa để con người cảm nhận được sự chuyển biến nhẹ nhàng. Mái trồng cỏ đi được chứng tỏ kết cấu móng rất lớn, trong khi mỗi tấc đất ở đây đều tiềm ẩn giá trị văn hóa không chỉ một mà nhiều lớp, nếu chúng ta đặt lên mái rất nặng như thế thì phải làm móng rất nặng, rất sâu, do đó yếu tố này cũng cần được tính toán cẩn trọng. Cần có ngôn ngữ chi tiết hơn chứng tỏ ý tưởng thiết kế ấn tượng nhưng không tranh chấp với khối công trình chính. Với lượng khách tham quan vào ngày khai mạc có thể lên đến 800 người, thải ra độ ẩm, tiếng ồn, tải trọng. Cần có các nghiên cứu về thông gió tự nhiên và các giải pháp về sinh học một cách chi tiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Phải lưu ý đến vấn đề nhận diện di sản gắn với cả khu vực chứ không nên tách biệt hoàn toàn

Ts.Kts Đào Ngọc Nghiêm – Phó chủ tịch Hội quy hoạch đô thị Việt Nam

Đây là một phương án công phu và được nhiều thiện cảm. Một số vấn đề cần chú trọng bao gồm phải gắn khu vực nghiên cứu với toàn bộ trung tâm hoàng thành Thăng Long để gắn thành một thể thống nhất. Cần nghiên cứu kỹ hơn giá trị chQính thức của các di tích khảo cổ để thấy được rõ ràng giá trị của các di tích khảo cổ, trên tổng thể di tích được thế giới công nhận chứ không phải chỉ có riêng khu vực 18 Hoàng Diệu. Phương án của chúng ta ở đây phải nêu được những tiến bộ mới của khảo cổ học gắn với trục trung tâm Hoàng Thành, gắn với những vấn đề mới của khảo cổ học, gắn với 8 cam kết của Thủ tướng khi công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Tôi rất hoan nghênh cách đặt vấn đề của nhóm phải là những công trình kiến trúc đặc thù, lâu dài bền vững và mang dấu ấn của thời đại. Cần lưu tâm đến các yếu tố kinh tế, nguồn lực để thực hiện theo lộ trình và hoàn cảnh của Việt Nam.

bình luận