Viện Nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia giành được giải thưởng trong cuộc thi tuyển thiết kế(14/08/2007)
|
||
Yêu cầu đặt ra đối với các phương án dự thi là công trình cần phải có phong cách kiến trúc phù hợp với kiến trúc cảnh quan trong khu vực – một không gian đặc biệt. Người thiết kế buộc phải tìm được một ngôn ngữ chung với cảnh quan khu vực nơi đây. Mặt bằng tổng thể công trình, tổ hợp hình khối không gian, trang trí nội ngoại thất, sân vườn… phải đảm bảo các quy định về quản lý xây dựng của khu vực. Công trình cần có tính thẩm mỹ cao, hiện đại, phù hợp với các đặc điểm khí hậu trong công trình; đảm bảo các tiêu chuẩn cao về tiện nghi theo cấp công trình; đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, điện nước, phòng chống cháy nổ và các điều kiện an toàn khác trong quá trình sử dụng công trình; đồng thời sử dụng được các cọc khoan nhồi có sẵn để giảm bớt kinh phí đầu tư.Có 5 đơn vị tham gia thi tuyển với 8 phương án thiết kế trong thời gian cuộc thi chỉ gần 2 tháng.Hội đồng tuyển chọn phương án thiết kế do KTS Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng.Ngày 5/7/2007 Văn phòng Quốc hội đã tổ chức công bố kết quả thi tuyển, trao giải và tặng quà lưu niệm cho các đơn vị tham gia.Kết quả cuộc thi: Không có giải Nhất, có một giải Nhì và hai giải Ba. Cả hai giải Ba đều thuộc về các phương án thiết kế của Viện Nghiên cứu kiến trúc quốc gia.
CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC QUỐC GIA
Về quy hoạch Khối chính cao 9 tầng, lùi về phía sau, cách mặt đường Hùng Vương 22,5m. Hai khối phụ mỗi khối cao 6 tầng nằm đối xứng 2 bên cách đường Hùng Vương 15,4 m và đường Trần Phú 15m. Về không gian Do công trình có độ lùi vào với mặt đường nên cây xanh có thể trồng xen lẫn làm giảm bớt quy mô của công trình. Mật độ xây dựng là 32% trên khu đất được giao ở giai đoạn 1.
Công trình được lựa chọn theo xu hướng chiết trung giữa kiến trúc kiểu Pháp kết hợp kiến trúc hiện đại. Khối kiến trúc đối xứng tạo nên dáng uy nguy, bề thế cho trụ sở cơ quan lập pháp. Giải pháp sử dụng chính là tường đặc trổ cửa và các mảng rỗng, kính xương nhôm kết hợp tạo cảm giác thoáng nhẹ, tránh sự nặng nề cho công trình.
Công trình đối xứng: Khối chính ở giữa 9 tầng gồm các chức năng: Khu hội họp tiếp khách, khu làm việc của lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, khu làm việc của lãnh đạo văn phòng Quốc hội, các uỷ ban của Quốc hội. Dây chuyền công năng được bố cục chặt chẽ giữa các khối chức năng. Hai khối 2 bên: dành cho khu làm việc của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Có lối đi vào ở sảnh phụ riêng. Hệ thống giao thông hành lang liên hệ với khối chính thuận tiện. PHƯƠNG ÁN 2
Công trình nằm trong tổng thể kiến trúc Trung tâm chính trị Ba Đình. Vị trí công trình nằm cuối đường Hùng Vương giao cắt với đường Lê Hồng Phong. Giải pháp thiết kế cho toà nhà là công trình có kiến trúc hiện đại sử dụng các vật liệu mới phù hợp với khí hậu và đánh dấu sự phát triển về kinh tế, xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Vị trí công trình là kết thúc của trục đường Hùng Vương giáp đường Trần Phú nên cần có loại hình kiến trúc mới, khẳng định sự tồn tại cho một công trình sử dụng công nghệ, vật liệu, kỹ thuật của thế kỷ 21. Tại khu vực này đã có nhiều công trình được bố cục đối xứng, nên nhóm tác giả đề xuất giải pháp cân đối solo bứt ra khỏi tư duy đối xứng quen thuộc. Công trình gồm 2 khối trượt song song với nhau (7 tầng và 9 tầng). Khối 7 tầng nằm về phía đường Hùng Vương, khối 9 tầng nằm sau làm điểm tựa cho tổng thể công trình.
Về quy hoạch Các khối công trình đảm bảo được khoảng lùi và khoảng mở trong thiết kế đô thị, không gian 2 khối nhà sẽ có được sự chuyển tiếp từ thấp đến cao khi nhìn từ phía chính trên đường Hùng Vương – Trần Phú. Toà nhà phía trước cách hè đường Hùng Vương 24m phù hợp tầm nhìn quan sát từ đường Trần Phú và đường Hùng Vương.
Về không gian Cây xanh cảnh quan sẽ được trồng phía trước toà nhà hài hoà với cảnh quan khu vực và tạo cảm giác thẩm mỹ cho người quan sát. Các vị trí cảnh quan đặc biệt ở các góc đường được xử lý bằng các loại cây tạo cảnh, tạo hình. Cây xanh trồng xen lẫn vào các khối nhà tạo cảm giác gần với thiên nhiên. Về kiến trúc Do mặt đứng hướng chủ yếu về hướng Tây và hướng Đông nên mặt nhà sử dụng hệ thống nan chớp kim loại công nghệ cao để triệt tiêu sự hấp thụ nhiệt vào trong nhà. Bên cạnh đó là hệ thống cửa tiếp xúc với bên ngoài dùng kính cách âm, sự kết hợp giữa tấm chắn nắng và kính sẽ làm giảm tối đa bức xạ nhiệt đối với các phòng làm việc. Từ góc nhìn chính ngã tư đường Hùng Vương – Trần Phú thấy được khối nhà 7 và 9 tầng thấp xuống dưới là khối hội thảo và họp báo hình côn tròn cao 3 tầng làm tăng thêm vẻ cứng cáp cho các đường nét thẳng và vuông góc.
Bố cục mặt bằng Công trình có hệ thống 2 khối gồm các chức năng: Khu hội họp tiếp khách, khu làm việc của lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, khu làm việc của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, các uỷ ban của Quốc hội. Khối 7 tầng: Khu hội họp tiếp khách, khu làm việc của lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các uỷ ban của Quốc hội, khu làm việc của lãnh đạo văn phòng Quốc hội. Khối 9 tầng: Khu làm việc của các đại biểu Quốc hội chuyên trách. Liên hệ giữa 2 khối là khối cầu thang trung tâm nằm giữa hai khối, đảm bảo cho giao thông trong toà nhà được thuận tiện nhất cho đơn vị sử dụng. Sảnh chính là điểm liên hệ giữa hai khối, được bố trí nằm bên khối 7 tầng và 1 phần của khối 9 tầng.
(Theo Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 06/07) |
bình luận