Vật liệu xây dựng Việt Nam-Từ truyền thống đến hiện đại hóa theo xu hướng phát triển bền vững(11/10/2021)

TS.KTS Nguyễn Tất Thắng

Nghiên cứu viên Cao cấp – Viện Kiến trúc Quốc gia – Bộ Xây dựng

Trong suốt tiến trình lịch sử dựng và xây đất nước, có thể khẳng định Việt Nam là một quốc gia được thừa hưởng những ưu đãi từ điều kiện tự nhiên, với ưu thế  chủ yếu sử dụng các loại vật liệu xây dựng(VLXD) tự nhiên bao ngàn đời nay từ thổ (đất, đá, bùn…) và mộc (tre, gỗ, nứa, rơm…). Từ những vật liệu truyền thống này, kết hợp với những sáng tạo của con người trong khai thác và xây dựng, đã làm nên và để lại nhiều di sản công trình kiến trúc có giá trị, trường tồn cùng thời gian. Tuy nhiên, trong thời đại của Kỷ nguyên công nghệ số, thế giới đang vận động và phát triển theo xu hướng bền vững với sự trợ giúp của khoa học công nghệ kỹ thuật; Đi đôi với việc hạn chế khai thác tài nguyên và bảo vệ hệ môi trường sinh thái – Thì vấn đề khai thác, sản xuất các loạiVLXD, cả lẫn hữu cơ, cũng như việc tái tạo, tái sinh, tái chế và nghiên cứu chế tạo các loại VLXD ở dạng nhân tạo nhưng có hình thức bên ngoài như vật liệu tự nhiên truyền thống việc hết sức quan trọng. Cần những phân tích, đánh giá và tìm ra các giải pháp thực hiện một cách khoa học.

1.  Vật liệu xây dựng truyền thống-Từ sự thích ứng với điều kiện tự nhiên đế nhun đúc dòng chảy của Kiến trúc bản địa ViệtNam

Khác với văn hoá du mục gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nghề săn bắn, chăn nuôi, môi trường sống thường tập trung ở các vùng thảo nguyên, vùng có khí hậu lạnh và khô như Tây Âu, Bắc Mỹ. Nguồn gốc cho sự phát triển kinh tế là dựa vào săn bắn và chăn nuôi là chủ yếu, có thể xem kinh tế du mục luôn ở trong trạng thái “động”

– bất ổn. Trái lại, văn hoá nông nghiệp gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngành trồng trọt, môi trường sống của con người thường tập trung ở các vùng đồng bằng, khu vực phương Đông. Nguồn gốc kinh tế dựa vào trồng trọt là chủ yếu, từ đó tạo cho con người có thói quen thích ổn định và sống định cư. Có thể xem kinh tế nông nghiệp thuộc trạng thái “tĩnh” – ổn định.

Trong tiến trình lịch sử ngàn năm, người Việt ở khắp các vùng miền cả nước, luôn tiệm cận với quá trình phục chinh, mở mang và tiến sâu vào các đồng bằng châu thổ để thích nghi với nghề trồng lúa nước, chăn nuôi và trồng trọt – Sinh kế ít nhiều lệ thuộc vào tự nhiên, thời gian thu hoạch và cả sự đòi hỏi ở sức lao động cần phải có đông người…đã quyết định sự tồn tại và định cư của họ. Và đây là lý do chính khiến người Việt đã chọn ngôi nhà được xây dựng từ những VLXD tự nhiên như tre, gỗ, đất, đá, bùn…làm nơi ở của mình với nhiều hình thức, phong cách kiến trúc, kỹ thuật xây dựng khác nhau, tạo nên quỹ di sản kiến trúc truyền thống có giá trị đến tận ngày nay.

Hinh-1

Không những vậy, kiến trúc truyền thống Việt Nam còn được biết đến qua cách sử dụng tinh tế các nhóm vật liệu riêng như tre, gỗ trong kết cấu chịu lực; Nứa lá, rơm, rạ hay lá cọ, lá mía, lá dừa, cỏ tranh, phên nứa, cói trong lợp mái hay trộn bùn để tạo các vách tường; Gạch nung và gốm, gạch đá ong, ngói nung… trong xây móng, tường và lợp mái hoặc trang trí; Đất nện, đá tự nhiên và cấu trúc gỗ, đá kết hợp…Dưới sự sáng tạo và kỹ thuật tài tình của những người thợ, đồng thời thông qua các kinh nghiệm được đúc kết và kế thừa lâu đời, đã tạo nên nhiều nét đặc sắc trong việc ứng dụng vào các công trình xây dựng trong kiến trúc truyền thống như tôn giáo tín ngưỡng, công trình công cộng và dân sinh khác nhau…

Hinh-2

Hình 2: XLXD tự nhiên trong xây dựng các công trình công cộng và dân sinh

Bên cạnh đó, nhiều vật liệu tự nhiên còn được sử dụng làm các  công cụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng…hoặc trong trang trí nội ngoại thất, hoặc chế tác thành các đồ gia dụng trong gia đình…

Như vậy, có thể thấy rõ, VLXD tự nhiên, ban đầu từ xuất phát điểm là nguồn vật liệu sẵn có tại chỗ, đáp ứng và phục vụ con người trong việc cư trú và sinh kế, từ thích nghi đến những tiến bộ vượt bậc, do con người tạo nên, để chinh phục tự nhiên và phát triển. Trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự tham gia của khoa học công nghệ và kỹ thuật, lẫn kinh nghiệm dân gian truyền thống – VLXD tự nhiên và truyền thống đã trở thành người bạn thân thiết với người dân Việt Nam ở khắp các vùng miền. Tuy nhiên, ngày nay, mọi sự phát triển đều có xu hướng bền vững đi cùng với việc hạn chế khai thác tài nguyên và bảo vệ đa dạng hệ sinh học – Việc đó, đòi hỏi cần tạo ra những “truyền thống mới” cho vật liệu tự nhiên và truyền thống Việt Nam trong đương đại mà vẫn phát huy được bản sắc địa phương có tính vùng miền, thông qua các nghiên cứu, chế tạo các VLXD ở dạng tái chế, tái sinh, tái sử dụng, hoặc phục hồi…

2.  Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển vật liệu xây dựng theo xu hướng bềnvững

Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV-Sustainable Development) lần đầu tiên được sử dụng trong   bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Năm1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hiệp quốc, đã làm rõ “Phát triển bền vững” được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”. Trong bối cảnh như vậy, chiến lược dài hạn của thế giới cũng như của các quốc gia cần tập trung theo 3 hướng phát triển: (i) Xã hội cacbon thấp/tăng trưởng xanh; (ii) Xã hội tái tạo tài nguyên; và (iii) Xã hội hài hòa với thiên nhiên.

Xã hội cacbon thấp gồm 3 nội dung: duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên; tối thiểu hóa áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; và đầu tư vào môi trường,mộtcông cụ để phát triển kinh tế. Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật…) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Xã hội tái tạo tài nguyên nhằm tiết kiệm và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất. Xã hội hài hòa với thiên nhiên là nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và sống thân thiện, hài hòa với thiên nhiên trên phạm vi toàncầu.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu hướng dẫn phát triển công trình xanh ở Việt Nam” năm 2019, tác giả đã có chuyến khảo cứu tại Khoa Kiến trúc -Trường Đại học Thiết kế công nghệ Đài Loan. Tại đây, sinh viên học ngành kiến trúc nhưng lại được nghiên cứu và thực nghiệm trong các xưởng Laboratory về VLXD, trên cơ sở các nguồn vật liệu phế thải của các ngành sản xuất công nghiệp như tro, xỉ, vữa chạc…được nghiên cứu kết hợp với xi măng và phụ gia, để tổ hợp tạo ra vật liệu mới, từ độ cứng, màu sắc và hiệu ứng bề mặt, diện tích bề mặt, độ dày…đến các khả năng áp dụng như ốp, lát, thảm… được dùng cho cả nội và ngoại thất công trình.

Hinh-3

Việc này đã giúp sinh viên ngày càng thấu hiểu những cảm xúc đối với vật liệu (chất cảm) và biết cách vận dụng vào trong từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào thể loại công trình, ý tưởng chủ đề, bối cảnh và cảnh quan…để thiết kế và chế tạo ra những VLXD phù hợp. Sở dĩ như vậy, vì Đài Loan cũng phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu và thiếu hụt tài nguyên. Hơn nữa, Đài Loan cũng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như Việt Nam, vì vậy VLXD hoàn thiện bên ngoài công trình rất được chú trọng phát triển. Song song với công tác đào tạo, Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Xây dựng Đài Loan đã chủ động bằng cách thúc đẩy khái niệm “Chủ nghĩa nhân văn lành mạnh và trái đất bền vững”, và thiết lập tiêu chuẩn “Nhãn vật liệu xây dựng xanh” vào năm 2004. Dưới sự hỗ trợ và nỗ lực thống nhất giữa các lĩnh vực, giá trị của Nhãn vật liệu xây dựng xanh đã được công nhận rộng rãi về tầm quan trọng. Để đối phó với những thách thức mà Đài Loan phải đối mặt và sự phát triển của công nghệ về VLXD, Nhãn vật liệu xây dựng xanh đã đưa VLXD tiết kiệm năng lượng vào các tiêu chí của

Nhãn vật liệu xây dựng Xanh với hiệu suất cao. Trong tương lai, sẽ có 6 loại VLXD xanh tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành và người tiêu dùng, bao gồm kính tiết kiệm năng lượng, vật liệu cách nhiệt cho các tòa nhà, phim cách nhiệt cho cửa ra vào và cửa sổ của tòa nhà, vật liệu lợp mái lạnh, hệ thống và kết cấu tường và hệ thống và kết cấu mái. Điều này có thể làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của công chúng và thúc đẩy quá trình nâng cấp công nghiệp của ngành VLXD trong nước. Hơn nữa, cơ quan Quy hoạch và Xây dựng, Bộ Nội vụ của Đài Loan có kế hoạch đưa ra các quy định liên quan đến thiết kế xây dựng và xây dựng VLXD xanh vào “Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”, trong đó yêu cầu tỷ lệ sử dụng VLXD xanh nội thất phải được nâng lên 60%, vật liệu sử dụng cho các phần ngoài trời phải sử dụng tối thiểu 20% VLXD xanh.

VLXD-2

Hình 4: Vòng đời của Vật liệu Xây dựng xanh

Với Hồng Kông, theo thống kê của Cục Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Department – EPD),    HKSAR     năm 2016, chất thải tại các công trường xây dựng vẫn là loại chất thải lớn thứ hai trong tổng số chất thải rắn được xử lý tại các bãi chôn lấp. Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển của các công trình xanh ở Hồng Kông, Hội đồng Công trình Xanh Hồng Kông (Hong Kong Green Building Council – HKGBC) đặt

mục tiêu giảm chất thải VLXD để đối phó với tình hình khó khăn mà các bãi chôn lấp đang phải đối mặt thông qua hướng dẫn Thiếtkế Xanh cho tài nguyên VLXD để tối ưu hóa trong chu trình xây dựng (Green Design Guidefor Material Resources Optimisation in Building Life Cycle).

VLXD-3

Hình 5: Các loại chất thải VLXD và cách xử lý ở Hồng Kông

Mục đích của hướng dẫn này là cảnh báo công chúng và các chuyên gia xây dựng về vấn đề chất thải VLXD và cung cấp các hướng dẫn đầy đủ trong các giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế để giảm thiểu chất thải VLXD cho ngành xây dựng Hồng Kông.

VLXD-4

VLXD-5

Hình 6: Quy trình quản lý chất thải VLXD điển hình và vai trò của các bên liên quan đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng ở Hồng Kông

Trên đây là những chiến lược bài bản của Đài Loan và Hồng Kông trong phát triển VLXD theo xu hướng bền vững cùng với bảo vệ môi trường. Đi từ đào tạo nguồn  nhân lực, đến công bố dán nhãn xanh cho VLXD xây dựng các công trình, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển VLXD xanh, từng bước đưa vào hệ thống quản lý thông qua quy chuẩn, tiêu chuẩn và đề ra cơ chế, chính sách phối hợp toàn diện giữa Chính phủ và các bên có liên quan. Đây có thể coi là một kinh nghiệm tốt cho Việt Nam, khi chúng ta có ít nhiều sự tương đồng với hai quốc gia này về điều kiện tự nhiên nói chung và VLXD nói riêng.

3.  Những giải pháp chính trong phát triển vật liệu xây dựng tại Việt Nam theo xu hướng bền vững

Do các loại VLXD truyền thống được khai thác và sử dụng từ tự nhiên, chủ yếu là từ thổ (đất, đá, gạch đá ong, cát, sỏi…) và mộc (tre, gỗ các loại…) – Tuy nhiên, cần nhận thức rõ, việc khai thác các nguồn vật liệu này sẽ làm cạn kiệt dần năng lượng và tài nguyên, phá hủy sự ổn định cấu trúc và sự đa dạng sinh học từ lòng đất, lòng sông, các tầng nước ngầm…hủy hoại nhiều danh thắng, cảnh quan thiên nhiên đồi núi đá vôi, trực tiếp hủy hoại rừng nguyên sinh và nhân tạo, làm hoang hóa và xói mòn đất, có nguy cơ mất an ninh lương thực, dẫn tới làm mất cân bằng hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường, càng làm trầm trọng thêm tác động từ biến đổi khí hậu cùng các thiên tai như địa chấn, xói mòn đất, sạt lở đất đá, lũ lụt, lũ ống, lũ quét…Bên cạnh đó, các phế thải từ cuộc sống dân sinh và đặc biệt là từ sản xuất công nghiệp, nếu không có chiến lược thu gom và tái sử dụng thì sẽ rất lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều tiền của để xử lý…Do đó, trước hết, cần phải có hoạch định, song song với các chiến lược phát triển các thành phố, khu đô thị, vùng nông thôn, các công trình kiến trúc…theo xu hướng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, bền vững…Cần phải có chính sách và chiến lược phát triển VLXD đồng hành với các xu hướng trên. Cần phải coi VLXD là yếu tố quyết định, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực kiến trúc, nơi khởi nguồn cho mọi sự sáng tạo trong thiết kế. Đặc biệt, cần chú trọng đi vào các nhóm VLXD có tính chất sử dụng khác nhau như vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ, vật liệu xây thô và vật liệu hoàn thiện…Để có những chiến lược phù hợp trong khai thác, sản xuất nhằm tiết kiệm các nguồn năng lượng, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tận dụng các nguồn phế thải để sản xuất VLXD thay thế các VLXD truyền thống dưới hình thức 4R: Giảm thiểu (Redeuce), Tái sử dụng (Reusing), Tái chế (Receiling) và Phục hồi (Restore).

Hiện nay, vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho cả giai đoạn khai thác, sản xuất lẫn vận hành sử dụng các công trình, đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cho ngành xây dựng. Nếu như nhu cầu đặt ra cần phát triển năng lượng tái tạo thay thế năng lượng truyền thống thì cũng cần phải phát triển VLXD tái tạo thay thế vật liệu truyền thống theo xu thếp hế thải của ngành này là nguyên, nhiên liệu đầu vào của ngành khác và ngược lại. Bởi một công trình xây dựng, VLXD chiếm tới 60-65% giá thành (bao gồm cả VLXD xây thô và hoàn thiện). Cần phải hướng tới, khi phá dỡ công trình, thông qua thu hồi và tái chế VLXD cũ, sẽ trở thành VLXD mới cho công trình mới, như mô hình VAC của nhà ở nông thôn, một đơn vị ở tự cân bằng sinh thái, tuần hoàn và khép kín.

Căn cứ vào các đặc điểm lý, hóa tính và nguồn nguyên nhiên liệu cũng như các tính năng sử dụng của VLXD, nên chia làm 2 nhóm vật liệu vô cơ và hữu cơ để có chiến lược phát triển. Với nhóm vật liệu vô cơ bao gồm kim loại (Sắt, thép…), xi măng, gạch, đá, cát… sẽ có xu thế tái tạo từ vật liệu thu hồi hoặc sử dụng các nguồn phế thải như tro, xỉ để chế tạo ra các sản phẩm như bê tông siêu nhẹ gồm bê tông bọt khí và bê tông khí chưng áp, gạch không nung và đá bê tông xốp, gạch nhựa vinyl, đá ép trên nhôm…Với nhóm vật liệu hữu cơ truyền thống như tre, gỗ, các loại thảo mộc nói chung, gạch đá ong, đá tự nhiên, gạch bùn nén… thường khó tái sinh, trong khi việc đầu tư để thu hoạch sử dụng lại đòi hỏi thời gian dài: (ví dụ như gỗ thường khoảng 20-50 năm, tre khoảng 3-5năm…). Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, việc khai thác và sản xuất các loại VLXD này nên giảm dần để tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ đa dạng hệ sinh học… Nên chuyển hướng sang thay thế bằng các loại vật liệu nhân tạo có hình thức giống với các vật liệu tự nhiên.

VLXD nói chung sẽ quyết định và đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch và xây dựng của một thành phố, đô thị, công trình kiến trúc…Do đó, cần hướng tới phát triển VLXD xanh và thông minh, yếu tố xanh theo nghĩa thân thiện với môi trường tự nhiên và bền vững, yếu tố thông minh theo nghĩa sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu về công nghệ, công dụng lẫn hình thức thẩm mỹ…Đúng với quan điểm của KTS nổi tiếng Nhật Bản Tadao Ando:“Theo tôi, có 3 thành tố tối cần thiết để hình thành một tác phẩm kiến trúc: Thứ nhất là vật liệu chân thực, như bê tông trần hay gỗ không sơn; Thứ hai hình học nguyên chất, không pha tạp đền Pantheson một thí dụ; Thứ ba thiên nhiên, tôi không muốn nói là thiên nhiên tự nhiên, mà là thiên nhiên đã được thuần hóa, đã được con người trật tự hóa, tương phản với thiên nhiên hỗn độn. Khi kiến trúc gồm vật liệu và hình học, thì thiên nhiên ấy sẽ giúp cho kiến trúc đạt đến mức độ trừu tượng. Lúc ấy kiến trúc sẽ chỉ mãnh  lực trở nên rạng rỡ. chỉ khi ấy mới tạo nên được một hình ảnh làm xúc động lòng người.”

Không phải ngẫu nhiên mà các khu nghỉ dưỡng, resort, khu du lịch, khu ở biệt thự cao cấp đang có xu thế được tổ chức quy hoạch với hệ sơn thủy hữu tình, cây xanh mặt nước được chú trọng; Các hình thức, phong cách kiến trúc lẫn VLXD có thiên hướng về các công trình kiến trúc dân gian, kiến trúc truyền thống với hệ mái dốc, vật liệu truyền thống như tre, gỗ, đá, đất nện hoặc ép… thân thiện với môi trường. Tất cả những điều đó, minh chứng cho việc không có môi trường nào tốt hơn môi trường tự nhiên, không có cuộc sống nào tốt hơn cuộc sống gắn với và tôn trọng tự nhiên. Bên cạnh đó, các vật liệu truyền thống, đặc biệt là gỗ, tre nứa, đá, gạch… thường rất cần sử dụng ở các công trình như resort, các khu du lịch tâm linh, sân vườn công viên, các tiện ích trong đô thị như ghế ngồi, chòi nghỉ, đường dạo, bến chờ xe buýt, nhà WC công cộng, bốt điện thoại, cây ATM…

Hinh-7

Tuy nhiên, nhược điểm của vật liệu truyền thống thường khó tái chế, những vật liệu như gỗ khó thích nghi điều kiện ngoài trời, độ bền không cao…Vì vậy, rất cần phát  triển các loại VLXD nhân tạo, giả các vật liệu truyền thống chủ yếu từ thổ và mộc như chất phủ thông dụng trên gỗ và công nghiệp gồm Melamine, Acrylic, Laminate, Veneer, với thành phần chủ yếu là nhựa dẻo tổng hợp hoặc gỗ tự nhiên được cắt và bóc ly tâm. Ưu điểm của loại bề mặt này là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo ý muốn, được dùng chủ yếu  trong các đồ nội thất; Gỗ nhựa Composite hay còn gọi là nhựa gỗ, là một loại nguyên liệu gỗ tổng hợp trộn từ hai thành phần chính gồm bột gỗ (như mạt cưa, sợi bột giấy, vỏ đậu phộng, dừa, tre, nứa, trấu,..) và hạt nhựa. Bột gỗ và hạt nhựa được trộn đều và đồng nhất, sau đó được đùn hoặc ép tạo thành các thành phẩm theo khuôn mẫu riêng; Xi măng giả gỗ với thành phần chính là xi măng, cát mịn, sợi cenlulose và một số chất phụ gia chuyên ngành khác; Sơn giả gỗ giúp cho bề mặt được sơn giống như làm từ gỗ thật, có màu sắc, vân gỗ,…một cách tự nhiên, có thể sơn được trên hầu hết các bề mặt như: tường, xi măng, kim loại…; Gạch men giả gỗ là một trong những loại vật liệu giả gỗ phổ biến nhất vì khả năng chống xước, chống trơn hiệu quả, bề mặt của gạch men giả gỗ khá đa dạng: bóng, mờ, nhám… đi kèm nhiều mẫu mã và kích thước khác nhau; Tre nhân tạo được sản xuất từ nhiều loại chất liệu nhựa khác nhau như PVC, nhựa tổng hợp, tạo nên các sản phẩm không có quá nhiều sự khác biệt so với tre tự nhiên về mặt hình thức, mang đến sự tiện lợi, đảm bảo được độ bền và chất lượng;

Đá nhân tạo, là VLXD thay thế các bề mặt đá tự nhiên được sử dụng khá phổ biến hiện nay, được cấu tạo từ đá nghiền liên kết với các chất kết dính như nhựa polymer. Đá nhân tạo được sản xuất với cốt liệu nhẹ để có trọng lượng nhỏ hơn so với đá tự nhiên, dễ thi công và sự đa dạng của sản phẩm là những lợi thế quan trọng của vật liệu này.Ví dụ: Đá nhân tạo Solid Surface, đá nhân tạo gốc thạch anh, gạch granite nhân tạo, gạch semi porcelain, gạch ceramic…

Hinh-8

Không chỉ phát triển VLXD phục vụ xây dựng trong nước, cần chiếm lĩnh thị trường bên ngoài để tiến tới xuất khẩu.

Cần có những hình thức đào tạo ngành kiến trúc theo hướng KTS công nghệ và thực hành, với mô hình CDIO (Conceive-Design-Implement–Operate, từ hình thành ý tưởng, đến thiết kế, triển khai và vận hành). Kết hợp với chuyên ngành vật liệu, để sinh viên có thể sáng tạo các mẫu VLXD mới, vừa hiện đại, vừa có thể thay thế các vật liệu tự nhiên và truyền thống.

Cần xây dựng bộ dữ liệu bao gồm phân nhóm, phân loại các VLXD của Việt Nam, có hướng dẫn áp dụng cho phù hợp với từng thể loại công trình, từng vùng miền với đặc trưng khí hậu và văn hóa khác nhau…Là cẩm nang tham chiếu cho người làm công tác thiết kế cũng như mọi chủ thể khác có nhu cầu.

Trong gần 2 thập kỷ qua, nhiều chủng loại VLXD hoàn thiện mà Việt Nam đã nhập khẩu của một số nước như Trung Quốc, Đài Loan…thật đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Đây là câu hỏi lớn đối với lĩnh vực VLXD nói riêng và ngành Xây dựng nói chung – Vì vậy, cần phải có chiến lược đồng bộ trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu chế tạo, tiếp thu công nghệ tiên tiến đi đôi với tăng cường khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát minh, sáng chế các loại VLXD theo hướng xanh và thông minh, có chính sách cấp bản quyền, cấp phép sử dụng, tiến tới có thể dán nhãn VLXD xanh và thông minh cho các công trình được xây dựng.

Với sự bùng nổ của các cuộc cách mạng về khoa học công nghệ trong thế kỷ 21, các công trình kiến trúc theo xu hướng xanh và bền vững sẽ được quyết định chủ yếu bởi công nghệ, vật liệu xanh và thông minh. Công trình bền vững không chỉ cứ mãi chung thủy và thuần túy chỉ dựa vào VLXD có sẵn trong tự nhiên. Không thể tự thỏa hiệp và bằng lòng khi tài nguyên của quốc gia ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái bị tàn phá ngày một lớn. Cần phải mở ra một chương mới, một chu kỳ mới, một phiên bản mới, một “truyền thống mới” cho chiến lược phát triển VLXD của Việt Nam. Quá trình xây dựng đất nước từ ngàn đời của người dân Việt Nam với nền tảng luôn gắn liền với hai loại vật liệu truyền thống cơ bản: thổ và mộc.Để kế thừa và phát huy các giá trị của VLXD truyền thống, những tinh hoa từ nghề thổ mộc của cha ông, từ quá khứ đến đương đại tương lai-Rất cần thế hệ hậu nhân chúng ta tiếp tục  đào luyện, sáng tạo, vận dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để làm phong phú  hơn,  giàu có hơn, hiện đại hơn, thân thiện với môi trường hơn, thông minh hơn… quỹ VLXD, nhằm thích ứng với điều kiện tự nhiên, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, bảo vệ đa dạng hệ sinh học cùng hướng tới mọi sự phát triển theo hướng bền vững./.

bình luận