Viện Kiến trúc Quốc gia công bố đề tài NCKH: “Thiết kế điển hình Nhà ở công nhân khu công nghiệp”(15/03/2025)

Viện Kiến trúc Quốc gia trân trọng giới thiệu và công bố thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sau đây:

  • Tên đề tài: “Công trình phục vụ thiết chế công đoàn tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất – Nhà ở công nhân khu công nghiệp”  thuộc lĩnh vực thiết kế điển hình.
  • Cơ quan thiết kế: Viện Kiến trúc Quốc gia.
  • Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS.KTS Nguyễn Quốc Hoàng – Phòng Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ kiến trúc và các cộng sự thực hiện.
  • Năm hoàn thành đề tài: 2024

Hạng mục gồm: Thiết kế điển hình công trình phục vụ thiết chế công đoàn tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất – Nhà ở công nhân khu công nghiệp, đề tài có phần nghiên cứu cơ bản và đề xuất 03 mẫu thiết kế điển hình.

Trong đó, có 03 mẫu áp dụng cho các công trình phục vụ thiết chế công đoàn tại KCN, KCX – Nhà ở công nhân Khu công nghiệp có Quy mô 12 tầng (Ký hiệu: NCN-01-22), 09 tầng (Ký hiệu: NCN-02-22), 05 tầng (Ký hiệu: NCN-03-22).

TÓM TẮT:

I/ Mục tiêu, phạm vi và quy mô áp dụng:

  • Nhóm tác giả đã đề xuất các mẫu thiết kế điển hình Nhà ở công nhân khu công nghiệp;
  • Phần nghiên cứu cơ bản, đề tài đã đưa ra sơ đồ dây chuyền công năng, day chuyền nhà ở công nhân bền vứng; kích thước không gian và trang thiết bị. Đặc biệt, bố trí mẫu căn hộ ở tập trung, các bộ phận phụ trợ, kỹ thuật, cây xanh, chiếu sáng,..

 

II/ Các giải pháp đề xuất áp dụng:

2.1.Giải pháp quy hoạch:

  • Địa điểm xây dựng Nhà ở công nhân khu công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xdựng tổng thể của khu công nghiệp, bảo đảm có tính ổn định, lâu dài, thuận lợi về giao thôcó không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thông tin liên lạc đồng bộ …
  • Vị trí dễ dàng tiếp cận, không quá gần khu công nghiệp, khuyến khích nằm gần khu dân cư, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt của công nhân.
  • Đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các đơn nguyên và các yêu cầu thông gió, chiếu sátự nhiên, an toàn khi có cháy.
  • Diện tích sân vườn, đường giao thông phải hợp lý, đáp ứng được sự lưu thông cngười và xe thuận tiện, thoát hiểm tốt nhất khi có sự cố.
  • Nên bố trí thêm chỗ để xe ngoài tphù hợp với quy mô và cấp công trình.

2.2 Giải pháp kiến trúc:

  • Phương án kiến trúc đảm bảo an toàn, thẩm mỹ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, khí hậu của khu vực, đảm bảo yêu cầu thông thoáng, phát triển bền vững và thân thiện môi trường.
  • Bố trí không gian sử dụng của nhà ở cần đảm bảo dây chuyền hoạt động thuận tiện khi tiếp cận và sử dụng, tổ chức phân khu chức năng rõ ràng, giữa các bộ phận của công trình, có dây chuyền công năng hợp lý, các luồng giao thông mạch lạc, không chồng chéo, đảm bảo mối liên hệ giữa các khối chức năng trong công trình cũng như sự riêng tư của từng không gian, không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự vệ sinh và mỹ quan.
  • Vị trí sảnh chính của công trình nên bố trí sao cho liên hệ với bên ngoài và quản lý bên trong thuận tiện.
  • Thiết kế mặt ngoài cần hài hòa giữa các yếu tố như vật liệu, màu sắc, chi tiết trang trí, hòa nhập với cảnh quan khu vực, phù hợp với chức năng công trình.
  • Các chi tiết kiến trúc của mặt đứng như: cửa sổ, cửa đi, lan can, ban công, logia, gờ phào, chi tiết mái…. cần thiết kế đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không ảnh hưởng đến sự hoạt động của thiết bị và phương tiện bảo dưỡng ngoài nhà.

2.3 Giải pháp kết cấu, sử dụng vật liệu:

a) Kết cấu – Công nghệ:

– Cần tính toán thiết kế kết cấu an toàn, bền vững, chịu được các tải trọng và tổ hợp trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng theo thời gian, các tải trọng liên quan đđiều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất, sét, ngập lụt).

– Hệ kết cấu có sơ đồ làm việc rõ ràng, dễ kiểm soát, khuyến khích thống nhất hoá và đihình hoá kết cấu chịu lực cũng như bao che nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt và đa dạng kiến trúc.

– Kết cấu đơn giản, ổn định theo hướng công nghiệp hóa, hạ giá thành xây dựng.

b) Vật liệu xây dựng:

– Tận dụng các vật liệu xây dựng phổ biến ở địa phương.

– Nghiên cứu sử dụng vật liệu hiện đại, thuận tiện lắp dựng.

c) Vật liệu hoàn thiện:

– Vật liệu đơn giản, dễ vệ sinh, lau chùi, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Đảm bảo yêu cầu về độ bền, không gây nguy hiểm, độc hại, dễ làm sạch, hạn chế sự mòn, không bị biến dạng, đảm bảo yêu cầu mỹ thuật. Có biện pháp phòng chống mối mọt công trình.

– Đối với các không gian công cộng, lưu ý các chi tiết kiến trúc, mép tường, cạnh cộtm không làm canh vuông góc, sắc nhọn.

2.4 Các giải pháp khác:

– Giải pháp đối với phòng chống cháy nổ: Thiết kế phòng chống cháy cho công trình phải tuân theo các qui định về an toàn cháy các quy định trong TCVN 3890-2009 và QCVN 06-2022

– Giải pháp thông gió, điều hoà không khí: Thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió, điều hòa không khí cho công trình tuân theo quy định TCVN 5687:2010 và TCXD 232 : 1999

– Giải pháp thông tin liên lạc, tiết kiệm năng lượng,…thực hiện theo hướng dẫn và  quy định về pháp luật liên quan.

 

III. Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đưa ra 03 mẫu thiết kế điển hình gồm:

Quy mô 1: 12 Tầng (Ký hiệu bản thiết kế: NCN-01-22)

Quy mô 2: 09 Tầng (Ký hiệu bản thiết kế: NCN-02-22)

Quy mô 3: 05 Tầng (Ký hiệu bản thiết kế: NCN-03-22)

 

Công bố chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học “Công trình phục vụ thiết chế công đoàn tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất – Nhà ở công nhân khu công nghiệp” xem tại đây!

 

Nguồn: Phòng Quản lý khoa học kỹ thuật và dữ liệu – Viện Kiến trúc Quốc gia

Đức Nguyên

bình luận