Viện Kiến trúc Quốc gia công bố đề tài NCKH: “Thiết kế điển hình Công trình văn hóa thể thao phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp”(02/05/2024)

Viện Kiến trúc Quốc gia trân trọng giới thiệu và công bố thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sau đây:

  • Tên đề tài: “Thiết kế điển hình Công trình văn hóa thể thao phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp” thuộc lĩnh vực thiết kế điển hình.
  • Cơ quan thiết kế: Viện Kiến trúc Quốc gia.
  • Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS.KTS Nguyễn Quốc Hoàng – Phòng Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ kiến trúc và các cộng sự thực hiện.
  • Năm hoàn thành đề tài: 2023

Hạng mục gồm: Thiết kế điển hình Công trình văn hóa thể thao phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp, đề tài đề xuất 03 mẫu TKĐH. Trong đó, 01 mẫu  có ký hiệu TTCN-01-20 (áp dụng cho các khu công nghiệp có trên 10.000 công nhân); 01 mẫu TTCN-02-20 (áp dụng cho các khu công nghiệp có từ 5.000-10.000 công nhân) và 01 mẫu TTCN-03-20 (áp dụng cho các khu công nghiệp có dưới 5.000 công nhân).

TÓM TẮT:

I/ Đối tượng, phạm vi và quy mô áp dụng:

  • Nhóm tác giả đã đề xuất các mẫu thiết kế điển hình Công trình văn hóa thể thao phục vụ công nhân các khu công nghiệp có quy mô trên 10.000 công nhân (KCN Loại 1: quy mô >500ha), từ 5.000-10.000 công nhân (KCN Loại 2: quy mô 200-500ha), và dưới 5.000 công nhân (KCN Loại 3: quy mô <200ha).
  • Phạm vi áp dụng thiết kế điển hình là các Trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp trên toàn quốc.
  • Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài là công trình văn hóa thể thao trong các khu công nghiệp đang hiện hữu và phát triển trong tương lai phục vụ công nhân.
  • Tập thiết kế điển hình dùng để làm tài liệu tham khảo khi xây dựng các Công trình văn hoá thể thao phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng quản lý cơ sở vật chất; từ lập dự án đầu tư cho đến xây dựng mới, cải tạo hay quản lý xây dựng, quản lý sử dụng.

II/ Nội dung nghiên cứu thiết kế điển hình:

2.1.  Phương pháp nghiên cứu:

  • Lựa chọn phương pháp điển hình hóa bộ phận mặt bằng các không gian cơ bản, nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng, đồng thời tạo khả năng vận dụng linh hoạt phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.
  • Phương pháp nghiên cứu được dựa trên các nghiên cứu về đối tượng sử dụng, cách tổ chức cũng như mối quan hệ, ảnh hưởng giữa các khối không gian chức năng của công trình. Trên cơ sở đó đề xuất được cách thức tổ hợp, lắp ghép thành công trình hoàn chỉnh.

2.2 Phần nghiên cứu cơ bản:

  • Dựa trên kết quả khảo sát về cơ sở vật chất, đặc điểm, hình thức kiến trúc, số lượng công nhân trong khu công nghiệp, quy mô khu công nghiệp … tập TKĐH đưa ra sơ đồ dây truyền công năng, kết nối các khối phòng chức năng trong công trình.
  • Với công trình trung tâm văn hoá thể thao phục vụ công nhân trong các khu côn
    nghiệp, phần NCCB phân chia thành các khối chức năng chính: khối hành chính quản lý, khu học tập, khối hoạt động quần chúng: không gian đa năng trong nhà, không gian đa năng ngoài trời và khối phụ trợ.
  • Phần NCCB còn đưa ra minh họa không gian, nội thất một số phòng/không gian chứ
    năng như: không gian đa năng trong nhà, không gian tập riêng các bộ môn, phòng làm việc, phòng pháp chế…
  • Nghiên cứu cơ bản cũng đưa ra một số gợi ý về kích thước tiêu chuẩn cũng như cách bố trí các sân thể thao hoạt động ngoài trời như sân bóng đa, sân bóng chuyền, sân cầu lông,…

2.3 Các phương án thiết kế điển hình:

  • Tập TKĐH đưa ra 03 mẫu thiết kế minh hoạ cho 03 quy mô công trình trung tâm văn hóa công nhân, tương ứng với quy mô số lượng công nhân trong các khu công nghiệp.
  • Công trình thiết kế được bố trí có khoảng lùi để đảm bảo tầm nhìn và an toàn giao thông. Quy định về khoảng lùi tuân theo quy định về quy hoạch xây dựng.

2.4 Giải pháp thiết kế quy hoạch :

  • Địa điểm xây dựng Công trình văn hoá thể thao phục vụ công nhân phải phù hợp với quy hoạch xây dựng tổng thể của khu công nghiệp, bảo đảm có tính ổn định, lâu dài, thuận lợi về giao thong, có không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thông tin liên lạc đồng bộ,..
  • Vị trí dễ dàng tiếp cận, khuyến khích nằm trong khu ở của công nhân, gần khu dân cư, đảm bảo công suất hoạt động là tối đa, phục vụ nhu cầu đa chức năng cho người sử dụng.
  • Về quy hoạch tổng mặt bằng, các phương án có mật độ xây dựng < 30%; ngoài ra sân, đường nội bộ, vườn hoa cây xanh được bố trí hợp lý, tạo điều kiện để công trình tiếp cận với môi trường tự nhiên và thuận tiện cho xe cứu hỏa ra vào khi có sự cố cháy nổ. Công trình còn có hàng rào bao quanh, cổng và phòng bỏ vệ để bảo đảm an ninh. Trong khuôn viên xây dựng có chỗ để xe phù hợp với quy mô và cấp công trình.

2.5 Giải pháp thiết kế kiến trúc:

  • Hình thức kiến trúc Trung tâm văn hoá thể thao mang xu hướng hiện đại, sử dụng các công nghệ mới vượt khẩu độ lớn, đảm bảo không gian sử dụng là tối đa. Hình khối đơn giản dễ sử dụng, tăng khả năng tiếp cận từ mọi hướng.
  • Giải pháp thiết kế đảm bảo dây chuyền hoạt động hợp lý (vận động viên, huấn luyện viên, khán giả, nhân viên phục vụ…), áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và khuyến khích tận dụng vật liệu địa phương.
  • Màu sắc, chi tiết trang trí, vật liệu hoàn thiện hài hòa với kiến trúc khu vực, bản sắc văn hóa vùng miền.
  • Tùy điều kiện thực tế và cảnh quan chung nơi đặt công trinh, chủ đầu tư có thể lựa chọn hình thức kiến trúc hợp lý.
  • Thiết kế Trung tâm văn hoá thể thao công nhân chú trọng đảm bảo đủ 3 bộ phận: khối hành chính – quản lý, khối học tập, không gian đa năng trong nhà và không gian đa năng ngoài trời. Các không gian đa năng trong công trình cần được thiết kế theo xu hướng đảm bảo yêu cầu tổ chức các hoạt động tập trung đông người.

2.6 Giải pháp thiết kế các khối chức năng:

  • Khối hành chính – quản lý gồm có các phòng làm việc ban quản lý, tư vấn pháp lý, y tế. Phòng tư vấn pháp lý có chức năng tư vấn và giải đáp các vấn đề về luật cho công nhân các khu công nghiệp.
  • Ngoài ra còn có các khối khác như: khối học tập được trang bị  máy tính có kết nối Internet phục vụ nhu cầu giải trí và tra cứu thông tin của công nhân;  Khối hoạt động quần chúng có không gian đa năng, không gian ngoài trời.

2.7 Giải pháp kết cấu và phòng, chống cháy nổ:

  • Về kết cấu phải đáp ứng các TCXDVN về công trình xây dựng, kết cấu công nghệ, vật liệu xây dựng, vật liệu hoàn thiện,..
  • Về phòng, chống cháy nổ khi thiết kế phòng chống cháy cho Trụ sở tuân theo các qui định về an toàn cháy và các quy định trong TCVN 3890-2009 và QCVN 06-2022.

2.8 Giải pháp thiết kế điện, chiếu sáng và cấp thoát nước:

  • Đối với thiết kế và lặp đặt điện công trình, chiếu sáng, thông gió và điều hòa không khí  phải đảm bảo tuân thủ các quy định tiêu chuẩn hiện hành cho các phòng làm việc.
  • Đối với hệ thống cấp và thoát nước phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế cấp nước tuân theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 (cấp nước); Tiêu chuẩn thoát nước tuân theo tiêu chuẩn TCVN 7957:2008.
  • Hệ thống chống sét, cắt sét phải được thiết kế tuân theo các qui định trong tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN 9385:2012).

2.9 Thời hạn sử dụng thiết kế điển hình:

  • Thời hạn sử dụng thiết kế điển hình Công trình văn hoá thể thao phục vụ công nhân
    trong các khu công nghiệp: 05 năm.

III. Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đưa ra 03 mẫu thiết kế điển hình

Đối với Khu công nghiệp có trên 10.000 công nhân (áp dụng  mẫu  ký hiệu TTCN-01-20)

Đối với Khu công nghiệp có từ 5.000-10.000 công nhân (áp dụng  mẫu  ký hiệu TTCN-02-20)

Đối với Khu công nghiệp có dưới 5.000 công nhân (áp dụng  mẫu  ký hiệu TTCN-03-20)

 

Nguồn: Phòng Quản lý khoa học kỹ thuật và dữ liệu – Viện Kiến trúc Quốc gia

Đức Nguyên

bình luận