VIAr kỷ niệm 20 năm phát triển công tác đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc(26/12/2020)
Nhân kỷ niệm 20 năm Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ, Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) đã tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Viện Kiến trúc Quốc gia. Đây là dịp họp mặt các thành viên hội đồng khoa học đào tạo, các chuyên gia và các nghiên cứu sinh (NCS).
Nhân kỷ niệm 20 năm Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ, Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) đã tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Viện Kiến trúc Quốc gia. Đây là dịp họp mặt các thành viên hội đồng khoa học đào tạo, các chuyên gia và các nghiên cứu sinh (NCS).
VIAr đã đi được chặng đường 20 năm (2000 – 2020) thực hiện một nhiệm vụ quan trọng của Viện NCKT từ Quyết định số 137/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000 của TTCP quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ cho Viện nghiên cứu Kiến trúc.
Để có tiền đề cho việc xây dựng Đề án Đào tạo TS chuyên ngành Kiến trúc là cả một nỗ lực, “chiến lược” của lãnh đạo tiền bối khi đó là GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu, GS.TS.KTS. Nguyễn Bá Đang, PGS.TS. Trần Quốc Dũng… với những kinh nghiệm dạn dày trong giảng dạy đại học và khai thác cũng như đề xuất các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nước… cùng lúc cử các cán bộ chủ chốt trẻ theo các khóa đào tạo sau đại học tại các trường Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng, cùng lúc chiêu mộ các cán bộ có chuyên môn học vị từ các trường học, Viện Nghiên cứu khác về công tác tại Viện. Lãnh đạo Viện cũng đã tạo điều kiện cho các bộ các đơn vị tham gia các khoa đào tạo sau đại học ở các cơ sở trong và ngoài nước có hỗ trợ nguồn ngân sách, tự túc hay tự khai thác. Có thể thấy chiến lược và tầm nhìn của ban lãnh đạo Viện khi đó.
TS.Tạ Thị Hoàng Vân, Trưởng phòng ĐT&HTQT có bài dẫn luận tổng kế chặng đường 20 năm đào tạo của Viện KTQG và đã có khẳng định sự tiếp nối truyền thống và những giá trị bản lề trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hội thảo là cơ hội gặp mặt các thành viên hội đồng khoa học đào tạo, các chuyên gia, các nhà khoa học từ các Trường, Viện Nghiên cứu và đặc biệt là các NCS đang nghiên cứu tại các cơ sở trên.
PGS.TS.KTS. Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng đã có những trao đổi nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ. Bài trình bày đã gợi mở những câu hỏi nghiên cứu vấn đề, các phương pháp tiếp cận/tiệm cận để lý giải, trả lời câu hỏi nghiên cứu là những khó khăn đối với một luận án tiến sĩ.
Bằng kinh nghiệm đào tạo, quản lý sâu sắc, PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh lại có những gợi mở hướng nghiên cứu luận án tiến sĩ phù hợp với yêu cầu xã hội. Ông nhấn mạnh: 1 Luận án tiến sỹ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của NCS;Có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu.Giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học trong thực tiễn kinh tế – xã hội.
PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục đã đưa ra vấn đề Tính liên ngành trong đào tạo tiến sĩ chuyên ngành kiến trúc qua bài trình bày “Đào tạo liên ngành về Đô thị – Kiến trúc bối cảnh sau hiện đại”. PGS cho rằng, cần có tầm hình cho đào tạo nhân lực liên ngành và nguồn nhân lực mới cho đô thị, kiến trúc nên việc thay đổi phương thức đào tạo nguồn nhân lực đô thị – kiến trúc chất lượng cao cho bậc sau đại học ở các vấn đề, đó là: Thay đổi tư duy và cách tiếp cận; Trang bị công nghệ và công cụ thiết kế mới theo hướng liên kết, đa ngành, gắn tư duy chiến lược trong thiết kế kiến trúc theo xu hướng tích hợp chức năng và không gian với bảo vệ môi trường sống trong các đô thị, vùng đô thị sinh thái và kinh tế.
Việc kết hợp tính liên ngành trong nghiên cứu cần thiết kế chiến lược tích hợp, các công cụ đa ngành để xây dựng các tổ hợp kiến trúc và xây dựng như lý luận mới về đô thị kiến trúc, kinh tế -xã hội -môi trường; văn hóa xã hội; công nghệ mới và tái tạo năng lượng ứng dụng; kiến trúc xanh…vv
TS.KTS. Nguyễn Tất Thắng, cho rằng, lợi thế đào tạo NCS ở các Viện Nghiên cứu đó là các NCS có thể tham gia cùng các nhóm nghiên cứu đề tài và có thể tranh thủ, tận dụng được nguồn lực từ đội ngũ hướng dẫn cũng như kế thừa, hoặc cùng tham gia nghiên cứu thông qua các nhóm với các đề tài KHCN tại Viện.
Bằng kinh nghiệm nghiên cứu và học tập tại Pháp, TS.KTS. Trần Minh Tùng, giảng viên trường Đại học Xây dựng đã có những chia sẽ hữu ích về “lộ trình’ đi tới thành công của một luận án tiến sĩ. Học, hỏi, tìm hiểu đến cụ thể hóa đề tài với muôn vàn những khó khăn trong khoa học mà NCS cần phải định hình chiến lược để có thể đi tới thành công.
PGS.TS.KTS. Nguyễn Quang Minh đã có trình bày thú vị và hữu về Khai thác nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước phục vụ luận án và Kinh nghiệm viết bài báo khoa học. Mục đích giúp các NCS nói chung và NCS tại Viện Kiến trúc Quốc gia nói riêng thực hiện luận án Tiến sỹ có hiệu quả (chất lượng và tiến độ). Hỗ trợ các nghiên cứu sinh trong việc công bố kết quả nghiên cứu. Diễn giả cũng chia sẻ cách khai thác nguồn tư liệu/tài liệu tham khảo trong nước cũng như ngoài nước phục vụ luận án và Xuất bản các công trình nghiên cứu – thông qua những bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong và ngoài nước.
Các thành viên trong hội đồng khoa học đào tạo: PGS. Nguyễn Tố Lăng; GS. Đỗ Hậu; GS. Nguyễn Quốc Thông; PGS. Đỗ Tú Lan; PGS. Vũ Thị Vinh; PGS. Hoàng Mạnh Nguyên; TS. Phạm Văn Bộ (Phó GĐ Học Viện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ); TS. Tạ Quỳnh Hoa, TS. Ngô Trung Hải đã … cũng đã chia sẻ những tình cảm gắn bó với quá trình hình thành phát triển của Viện nói chung cũng như sự nghiệp đào tạo của Viện 20 năm qua. Các chuyên gia đánh giá Hội thảo có tính học thuật, các vấn đề đặt ra vô cùng thiết thực, hữu ích trang bị những kiến thức về phương pháp luận vô cùng hữu ích.
Một số hình ảnh tại cuộc Hội thảo:
PV/KTVN
bình luận