Hội thảo “Nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý đầu tư phát triển khu đô thị thông minh”(18/10/2021)

Ngày 15/10/2021, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội thảo dự thảo về quy chế quản lý đầu tư phát triển khu đô thị thông minh; tới dự hội nghị có Ban lãnh đạo Viện Kiến trúc Quốc gia; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia; Cục phát triển đô thị; Trung tâm thông tin quan hệ quốc tế-Bộ Xây dựng; Tổng Công ty tư vấn xây dựng Việt Nam; Các doanh nghiệp đang triển khai công nghệ nền tảng các khu đô thị thông minh; TS. Trịnh Hồng Việt-Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia chủ trì hội thảo.

HT-DTTM-2

TS. KTS Trịnh Hồng Việt– Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, được sự ủy quyền của Chủ nhiệm đề tài Đỗ Thanh Tùng, thay mặt Ban lãnh đạo Viện Kiến trúc Quốc gia đơn vị chủ trì đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý đầu tư phát triển khu đô thị thông minh”. TS. KTS Trịnh Hồng Việt cho biết, đây là nhiệm vụ thường xuyên năm 2021 được Bộ Xây dựng giao cho Viện nghiên cứu, tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, sau đó tổng hợp hoàn thiện đề xuất Bộ Xây dựng ban hành.

HT-DTTM-1

ThS. KTS Lê Thị Lan Phương đại diện nhóm nghiên cứu trình bày đề tài nghiên cứu tại dự thảo.

Đại diện nhóm nghiên cứu, ThS. KTS Lê Thị Lan Phương trình bày Tổng quan về khu đô thị thông minh, sự cần thiết của đô thị thông minh, khái niệm đô thị thông minh, những yếu tố cốt lõi và những trụ cột, so sánh đô thị xanh và đô thị thông minh. Những vấn đề cần nghiên cứu của đề tài có cần thiết lập quy chế quản lý khu đô thị thông minh hay không,..? đây là những câu hỏi nhóm nghiên cứu đặt ra cho hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đô thị.

ThS. Lê Thúy Hà – Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia có tham luận chia sẻ kinh nghiệm quốc tế lộ trình phát triển đô thị thông minh và khuyến nghị cho Việt Nam, trong đó đô thị thông minh đóng vai trò cho việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, mặc dù còn nhiều định nghĩa về đô thị thông minh trên thế giới nhưng vẫn tựu trung lại đô thị thông minh phải là thành phố hiện đại, có nền kinh tế thông minh, môi trường thông minh, quản trị thông minh, giao thông thông minh, năng lượng thông minh, cộng đồng thông minh,…

ThS. KTS Nguyễn Huy Khanh – Tổng Công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC) chia sẽ với tham luận chuyển đổi số để xây dựng thành phố thông minh hơn, vấn đề tại sao chúng ta phải tiến tới thông minh? Đó là do tốc độ đô thị hóa cao dẫn tới một số hệ lụy quá tải tải về hạ tầng kỹ thuật đô thị, quá tải về hạ tầng kinh tế xã hội làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của dân cư đô thị,.. vì vậy đòi hỏi phải chuyển đổi nhanh chóng sang dân số đô thị hóa cao tạo nhiều thách thức cho công tác quy hoạch, phát triển và vận hành thành phố. Điêu này đòi hỏi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đồng bộ ứng dụng và chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực như Kinh tế số, Đô thị số, Chính phủ số, Công dân số,…

CEO – Nguyễn Ngọc Bảo Lâm, Công ty Ecotex chia sẽ kinh nghiệm đã triển khai các công nghệ nền tảng của khu đô thị thông minh – hệ sinh thái công nghệ City OS, mặc dù hàng thập kỷ qua thế giới đã có những sáng kiến về phát triển, xây dựng đô thị thông minh để chuyển đổi số và nâng cao dịch vụ hiện có hoặc tạo ra các mô hình mới để cải thiện cuộc sống dân cư của họ. Tuy nhiên nền tảng vẫn là các tập dữ liệu có khối lượng lớn gọi là (Big Data) nó phức tạp đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong thời gian ngắn, và đây là nền tảng quan trọng của City OS.

ThS. Lê Hoàng Trung-Phó Cục trưởng Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đề nghị nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài bám sát vào Quyết định 950/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030, hướng dẫn định hướng về khu đô thị thông minh, thành phố thông minh, đặc biệt chúng ta cần tham khảo, nghiên cứu hiểu rõ quan điểm Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ, trong đó cần lưu ý nước ta là nước phát triển chậm, trình độ phát triển về công nghệ cũng khác với các nước khác, bởi sử dụng nền tảng công nghệ thông minh thì công dân cũng phải có kiến thức về công nghệ thông tin ở mức tiêu chuẩn,.. không nên mong muốn quá nhiều thứ ở đô thị thông minh, hướng đến nhiều giải pháp, có lộ trình phát triển ở nhiều cấp độ công nghệ cho đô thị thông minh, những ứng dụng công nghệ cần thiết nhất cơ bản nhất như xử lý lưu lượng giao thông, thoát nước,…và căn cứ vào 4 trụ cột để xây dựng đô thị thông minh, chính quyền đô thị, quy hoạch đô thị, để tư vấn và quyết định đầu tư vào dự án đảm bảo phù hợp, và tính khả thi cao.

TS.KTS Trịnh Hồng Việt – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia chia sẽ thêm các yếu tố cơ bản cần được xem xét đưa vào quy chế quản lý đầu tư phát triển đô thị thông minh bền vững, đồng thời đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp nhận tổng hợp các nội dung và tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý nhà nước, doanh nghiệp để có những cơ sở, góc nhìn, thu thập bổ sung vào đề tài hoàn thiện phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.

Thay mặt Viện Kiến trúc Quốc gia, đơn vị chủ trì đề tài xin ghi nhận và cảm ơn các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều chia sẻ bổ ích, tích cực đóng góp qua buổi hội thảo này.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

HT-DTTM-8

HT-DTTM-7

HT-DTTM-6

PV/KTVN

bình luận