Dự án Đầu tư Xây dựng Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội(18/11/2021)
Tên dự án: “Đầu tư Xây dựng Trung tâm Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội – thuộc dự án Đại học QGHN″.
Chủ nhiệm dự án: KTS Kiều Tiến Trung
Nhóm thiết kế dự án: KTS Kiều Tiến Trung, KTS Nguyễn Văn Hưởng, KTS Nguyễn Đăng Khoa, KTS Đinh Văn Giang
Năm hoàn thành dự án: 2020/2021
Đơn vị thực hiện dự án: Trung tâm quy hoạch và thiết kế đô thị – Viện Kiến trúc Quốc gia
Thông tin dự án:
* Chủ đầu tư : Đai học Quốc gia Hà Nội
* Quy mô: 13.000 mét vuông
* Năm thiết kế năm 2020, phê duyệt năm 2021
– Công trình Trung tâm thư viện nằm trong khu đất TT6, với quy mô 100.328 m2 , thuộc Khu trung tâm Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm (QG-HN03) thuộc dự án Đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã được Bộ Xây dựng phê duyệt theo Quyết định số 543/QĐ-BXD ngày 28 tháng 4 năm 2020.
– Loại công trình : Công trình giáo dục
– Cấp công trình : Cấp II (theo quy mô kết cấu)
– Bậc chịu lửa : Bậc II
– Độ kháng chấn : Cấp II (thiết kế kháng chấn theo độ dẻo trung bình DCM)
– Độ bền vững : Bậc II
– Niên hạn sử dụng : 50 đến 100 năm
– Chỉ tiêu sử dụng đất công trình:
– Diện tích xây dựng: 9015 m2
– Tổng diện tích sàn: 18.880 m2
– Số tầng cao : 7 tầng
– Khu đất xây dựng công trình nằm tại vị trí đặc địa trên tuyến đường trục chính ĐHQGHN nối từ đường cao tốc Láng – Hòa Lạc vào Khu trung tâm ĐHQGHN, tiếp giáp với tuyến đường nội khu trung tâm và nằm cạnh khu vực suối có cảnh quan tự nhiên rất đẹp.
– Phương án thiết kế công trình mở nhiều không gian tiếp cận nhằm đảm bảo thuận tiện nhất cho sinh viên, giảng viên và các cán bộ sử dụng công trình. Các hướng tiếp cận đảm bảo sự độc lập nhưng cũng không hạn chế sự kết nối giữa các chức năng sử dụng khác nhau của công trình.
– – Hướng Đông Bắc: Tạo kết nối với tuyến đường nội bộ trong nội khu trung tâm ĐHQGHN.
– – Hướng Tây Nam và Đông Nam: Kết nối với khu dịch vụ và quảng trường Khu trung tâm ĐHQGHN thông qua hệ thống cầu, đường dạo và sân vườn.
– Với tính chất công trình là Thư viện, do đó việc thiết kế giải pháp tạo hình và hình thức kiến trúc là rất quan trọng, mặt khác công trình có chiều cao khoảng 30m, việc đưa ra giải pháp cho mặt đứng phải tạo điểm nhấn cho khu vực, góp phần tạo cảnh quan chung cho khu Đại học Quốc Gia , tuy nhiên không được tạo áp lực thị giác mạnh tránh hiện tượng lấn át không gian của khu vực.
– Đơn vị tư vấn đã phân tích cụ thể các mục tiêu đó và đề xuất hình thức kiến trúc công trình mang tính hiện đại. các phân vị đứng và phân vị ngang được phân chia theo tỷ lệ hợp lý. Màu sắc chủ đạo cho công trình là màu trắng, phân vị ngang là màu ghi nhạt. Không gian rỗng là các ban công và vách kính, giảm bớt sự nặng nề cho hình khối công trình. Màu sắc được cân nhắc và sử dụng như vậy cũng sẽ mang lại sự nhẹ nhàng và hòa nhập với cảnh quan cho toàn khu vực.
– Mặt ngoài nhà được thiết kế theo hướng hiện đại. Phần mặt tiền, toàn bộ tầng sơn màu sắc, sang trọng khỏe khoắn với gam màu tươi sáng.
– Khai thác triệt để điều kiện tự nhiên để tạo ra không gian hấp dẫn chung trong khu vực. Công trình xây dựng đều có mối liên hệ về hình thức, thẩm mỹ cũng như vật lý giữa bên trong và bên ngoài để có thể tăng một cách tối đa mối quan hệ gần gũi với môi trường tự nhiên bên ngoài.
– Thiết kế đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, tạo điểm nhấn đối với khu vực Hòa Lạc.
– Phân vị ngang và phân vị đứng công trình cùng với cách sử dụng vật liệu phù hợp với xu hướng hiện tại.
– Ngoài vấn đề thẩm mỹ, các cây xanh còn mang lại nhiều lợi ích cho những người học tập và làm việc tại công trình. Cây xanh giúp ngăn khói bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra khí oxy và điều hòa nhiệt độ trong nhà
– Công trình được thiết kế theo trường phái kiến trúc hiện đại, có chọn lựa và kết hợp hài hoà các mảng khối đường nét phù hợp với kiến trúc và thẩm mỹ. Hình thức kiến trúc phù hợp với chức năng, tính chất của công trình.
– Sử dụng những đường nét đơn giản, mạch lạc về kiến trúc, sử dụng vật liệu hiện đại. Thay đổi về hình khối trong không gian giữa mảng tường đặc, mảng vách kính, tạo nên sự thay đổi về hình khối kiến trúc phong phú. Các mặt của công trình được thiết kế thống nhất, tạo các góc nhìn sinh động từ nhiều hướng.
bình luận