Các mẫu thiết kế điển hình dưới đây do Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAR) nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc hướng dẫn thiết kế mới và cải tạo các công trình công cộng hiện có tại địa phương.
VIAR chủ trì thực hiện đề tài: “Thiết kế điển hình công trình công cộng vùng nông thôn đảm bảo yêu cầu về thích ứng biến đổi khí hẩu và phòng chống thiên tai” với “Hạng mục nhà văn hóa thôn kết hợp điểm tránh trú bão lụt”, Chủ nhiệm: Ths.KTS Nguyễn Quốc Hoàng; Nhóm nghiên cứu: Phòng Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học công nghệ Kiến trúc (Phòng NCUDKHCNKT); Năm thực hiện: 2021-2022.
TÓM TẮT:
1. Mục tiêu:
Chỉnh trang và hoàn thiện hệ thống các công trình công cộng ở nông thôn, nhằm cải thiện từng bước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân giảm dần khoảng cách giữa nông thôn với đô thị.
Lồng ghép hệ thống các công trình công cộng ở nông thôn với phòng chống, khắc phục thảm họa khi có các sự cố về thiên tai, Biến đổi khí hậu.
Đảm bảo điều kiện sống ổn định, hài hòa với thiên nhiên và môi trường. Bên cạnh đó các mẫu áp dụng linh hoạt dễ dàng vào thực tế cuộc sống, phù hợp với văn hóa vùng miền.
Công trình nhà văn hóa thôn tránh trú bão cho người dân ở vùng thiên tai đảm bảo yêu cầu “2 trong 1”. Bình thường có thể làm chỗ vui chơi, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhưng khi có mưa lụt thì làm nơi trú ẩn hoặc sử dụng để đồ đạc giúp người dân yên tâm hơn khi mùa mưa lụt đến.
Các mẫu thiết kế điển hình làm cơ sở cho việc hướng dẫn thiết kế mới và cải tạo các công trình công cộng hiện có tại địa phương.
2. Các yêu cầu vận dụng:
Các phương án thiết kế điển hình được thiết kế cho các khu đất giả định. Người sử dụng thiết kế điển hình vận dụng trên cơ sở khu đất cụ thể và quy hoạch của khu vực, lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng.
Thiết kế điển hình được vận dụng trong thực tế thông qua thiết kế cơ sở và bản vẽ thiết kế thi công.
3. Nội dung nghiên cứu: Bao gồm thuyết minh chung, phần nghiên cứu cơ bản và các mẫu TKĐH.
a. Phần nghiên cứu cơ bản:
– Dựa trên kết quả khảo sát về cơ sở vật chất, đặc điểm, hình thức kiến trúc, tập TKĐH đưa ra sơ đồ dây chuyền công năng, kết nối các khối phòng chức năng trong công trình.
– Đối với công trình kết hợp điểm tránh trú bão lụt, NCCB đi sâu vào các giải pháp phòng chống thiên tai cho công trình như:
+ Kinh nghiệm phòng chống bão lụt trong các công trình cộng đồng.
+ Giải pháp kiến trúc gia cường cũng như phương án chống lụt cho công trình công cộng kết hợp điểm tránh bão lụt.
+ Tổ chức các bộ phận chức năng và không gian sinh hoạt trên cơ sở đảm bảo công trình thích ứng với vùng bão lũt.
+ Gải pháp module hóa, lắp ráp tổ hợp mặt bằng, cấu kiện đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai…
b. Phần thiết kế mẫu:
– Tập TKĐH đưa ra 06 mẫu thiết kế minh hoạ cho 02 quy mô công trình nhà văn hoá thôn kết hợp điểm tránh trú bão lụt, tương ứng với quy mô số chỗ của hội trường: hội trường 100 chỗ và hội trường 200 chỗ.
– Các mẫu thiết kế được phân chia khu vực áp dụng: khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ (02 mẫu), khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (02 mẫu) và khu vực Tây Nam Bộ (02 mẫu). Giải pháp kiến trúc hợp lý về công năng, phù hợp với đặc điểm khí hậu vùng miền.
– Duyên hải Miền Trung: thường hay có bão, sau bão là ngập lụt. Bão ở khu vực này thường mạnh và nhiều, sức phá hại công trình lớn, chính vì vậy ngoài các đặc điểm kiến trúc địa phương cần phải chú trọng tới các giải pháp kiên cố và còn phải tính đến khả năng phòng chống lụt cho công trình. Các thiết kế minh họa cho miền Trung sử dụng giải pháp xây nhà kiên cố, khung cột BTCT an toàn, chắc chắn, hiệu quả. Ngoài ra còn trồng thêm nhiều cây xanh như tre, trúc hoặc cây dương…xung quanh công trình nhằm cải thiện vi khí hậu đồng thời có tác dụng cản gió.
– Tây Nam Bộ: tuy khí hậu ôn hòa hơn miền Trung nhưng vài năm gần đây vùng này bão cũng bắt đầu xuất hiện. Công trình ngoài việc chống lụt (đối với
vùng ngập nông và ngập sâu) cần phải tính đến khả năng phòng chống bão nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu đang xảy ra trên toàn cầu. Nền nhà gợi ý thiết kế cao 1.050-1200 áp dụng cho vùng ngập nông, đối với vùng ngập sâu sẽ thiết kế nhà chống cột, toàn bộ phần tầng dưới sẽ là sân, mọi hoạt động sẽ ở trên tầng 2 khi bị ngập lụt sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của người dân.
KẾT QUẢ:
Đề xuất mẫu thiết kế điển hình: 06 thiết kế mẫu
a. Mẫu 01: NVH-MT.01-22: Áp dụng cho khu vực Duyên hải Bắc Trung Bộ (bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế)
– Diện tích khu đất: 1790m2
– Diện tích xây dựng: 380m2
– Mật độ xây dựng: 21,2%
– Số tầng cao: 01 tầng.
– Quy mô 200 chỗ
* Giải pháp Quy hoạch:
– Nhà văn hoá cần đặt nơi cao ráo khó bị ngập lụt (căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất đạt được ở khu vực nghiên cứu). Khu đất xây dựng công trình cố gắng lựa
chọn vị trí khuất gió, lợi dụng địa hình địa vật, đặc biệt tránh luồng nước chảy thẳng vào nhà.
* Giải pháp Kiến trúc:
– Phương án sử dụng hình thức kiến trúc hiện đại, kết hợp mái dốc nhiều lớp mang đặc trưng kiến trúc khu vực Bắc Trung Bộ.
– Hình khối công trình đơn giản, tiết kiệm tối đa diện tích, hạn chế cản gió và giảm thiểu tác động của gió bão lên công trình.
– Công trình có đầy đủ các phòng chức năng, với đường nét kiến trúc đơn giản, khuyến khích sử dụng vật liệu truyền thống địa phương, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên
* Giải pháp phòng chống thiên tai:
– Hình khối công trình đơn giản, hạn chế tối đa sự đua dài của mái và các kết cấu công trình không cản gió, kết cấu BTCT có thể chịu được tác động của
gió bão trên cấp 12.
– Kết cấu móng vững chắc, nền tôn cao, phù hợp với những khu vực ít ngập sâu, thường xuyên có bão lớn.
– Giải pháp không gian linh hoạt, từ không gian hội họp, đa năng có thể biến đổi thành không gian ở, sinh hoạt dài ngày cho hơn 200 người dân trú ẩn
trong bão lụt
– Trường hợp ngập lụt dài ngày dưới 1m, tầng 1 làm hội trường rộng: khu vực bếp, kho, y tế; có bể chứa nước mưa trên mái phục vụ sinh hoạt cho người
dân. Trong trường hợp ngập lụt dâng cao, bố trí thang bộ lên mái, phần mái bằng BTCT để tập trung cứu hộ an toàn cho người dân địa phương.
– Giải pháp thu và trữ nước mưa phục vụ sinh hoạt khi công trình bị cô lập do mưa lũ.
– Giải pháp KG linh hoạt, từ KG hội họp, đa năng có thể biến đổi thành KG ở, sinh hoạt dài ngày cho hơn 200 người dân trú ẩn trong bão lụt, với các tiện
nghi tối thiểu như bếp, kho, vệ sinh, phòng y tế…và đặc biệt nước dự trữ từ nước mưa.
b. Mẫu 02: NVH-MT.02-22: Áp dụng cho khu vực Duyên hải Bắc Trung Bộ (bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế)
– Diện tích khu đất: 1310m2
– Diện tích xây dựng: 350m2
– Mật độ xây dựng: 26,7%
– Số tầng cao: 02 tầng.
– Quy mô 100 chỗ
* Giải pháp Quy hoạch:
– Nhà văn hoá cần đặt nơi cao ráo khó bị ngập lụt (căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất đạt được ở khu vực nghiên cứu). Khu đất xây dựng công trình cố gắng lựa
chọn vị trí khuất gió, lợi dụng địa hình địa vật, đặc biệt tránh luồng nước chảy thẳng vào nhà.
* Giải pháp Kiến trúc:
– Phương án sử dụng hình thức kiến trúc mái dốc, mang dáng dấp nhà sàn dân tộc truyền thống có cốt cao.
– Tầng 1 trống tầng, có khu vệ sinh; làm nơi để xe hoặc sân chơi (khi không có lụt lụt). Sàn tầng 2 phụ thuộc vào cao độ ngập lụt trung bình hàng năm của từng vị trí xây dựng.
– Mái rộng, hiên ngoài để hạn chế gió mùa Tây Nam (gió Lào)
– Sử dụng hoa văn có hình thức các điệu đầu hồi mái, kết hợp gạch bông gió đặc trưng của vùng miền.
* Giải pháp phòng chống thiên tai:
– Kết cấu móng vững chắc nhằm hạn chế xói lở khi xảy ra lũ lụt.
– Không gian tầng 2 ngoài chức năng hội họp có thể linh hoạt sắp xếp thành không gian ở cho trên 100 người dân trong khu vực tránh trú bão lụt.
– Không gian thoát người, sân cứu trợ cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
– Giải pháp chống bão: Tiêu chí 3 cứng (Móng-Thân-Mái); Seno bê tông chắn mái, hạn chế các kết cấu đua dài dễ bị phá hoại của gió bão…
c. Mẫu 03: NVH-MT.03-22: Áp dụng cho khu vực Nam Trung Bộ (bao gồm các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận)
– Diện tích khu đất: 2370m2
– Diện tích xây dựng: 580m2
– Mật độ xây dựng: 24,5%
– Số tầng cao: 02 tầng.
– Quy mô 200 chỗ
* Giải pháp Quy hoạch:
– Nhà văn hoá cần đặt nơi cao ráo khó bị ngập lụt (căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất đạt được ở khu vực nghiên cứu). Khu đất xây dựng công trình cố gắng lựa
chọn vị trí khuất gió, lợi dụng địa hình địa vật, đặc biệt tránh luồng nước chảy thẳng vào nhà.
* Giải pháp Kiến trúc:
– Phương án thiết kế 2 tầng, sử dụng hình thức kiến trúc mái dốc, gợi hình ảnh nhà truyền thống đặc trưng của người dân miền Nam Trung Bộ. Ngoài chức năng là nhà văn hóa thôn, ấp công trình còn kết hợp không gian tránh trú bão lụt. Không gian tránh trũ bão lụt có bố trí đường dốc cho người khuyết tật tiếp cận trực tiếp khi có thiên tai kéo dài ngày. Không gian này có bố trí bếp, phòng y tế, không gian hiên rộng để lấy đồ cứu trợ thuận tiện và kịp thời nhất.
– Hoa văn trang trí, và lan can công trình được mô phỏng cách điệu từ họa tiết, hoa văn thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Chăm.
– Công trình với đường nét kiến trúc đơn giản, sử dụng nhiều vật liệu truyền thống địa phương, tạo nên một công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan miền Nam Trung Bộ.
* Giải pháp phòng chống thiên tai:
– Kết cấu móng vững chắc nhằm hạn chế sói lở khi xảy ra lũ lụt.
– Toàn bộ công trình được đặt trên cao độ nền +0.750m so với mặt đất, và được thiết kế 2 tầng phù hợp với khu vực ngập sâu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lụt.
– Hành lang xung quanh có tác dụng chống nóng và trú ẩn an toàn cho người dân địa phương.
– Phương án có bố trí giải pháp thu nước mưa trên mái, dự trữ vào bể chứa được bố trí trên nóc vệ sinh qua hệ thống lọc, đề phòng khi có bão lụt dài ngày.
d. Mẫu 04: NVH-MT.04-22: Áp dụng cho khu vực Nam Trung Bộ (bao gồm các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận)
– Diện tích khu đất: 1720m2
– Diện tích xây dựng: 370m2
– Mật độ xây dựng: 21%
– Số tầng cao: 02 tầng.
– Quy mô 100 chỗ
* Giải pháp Quy hoạch:
– Nhà văn hoá cần đặt nơi cao ráo khó bị ngập lụt (căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất đạt được ở khu vực nghiên cứu). Khu đất xây dựng công trình cố gắng lựa
chọn vị trí khuất gió, lợi dụng địa hình địa vật, đặc biệt tránh luồng nước chảy thẳng vào nhà.
* Giải pháp Kiến trúc:
– Hình thức kiến trúc công trình mang đậm nét kiến trúc Chăm – đặc trưng khuc vực Nam Trung Bộ, mang dấu tích của nhiều tầng giá trị văn hóa chuyển tiếp giữa hai nền văn hóa Chăm – Việt.
– Ngoài chức năng là nhà văn hóa thôn công trình còn là nơi tránh ngập lụt khi mùa nước lên, bao gồm các phòng chức năng và phòng bếp, kho lương thực và phòng y tế.
– Công trình với đường nét kiến trúc đơn giản, sử dụng nhiều loại vật liệu truyền thống địa phương, tạo nên một công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan miền Nam Trung bộ.
* Giải pháp phòng chống thiên tai:
– Hình khối đơn giản, các mảng cong không cản gió, không có các kết cấu vươn dài, do đó hạn chế tối đa sự phá hoại của bão.
– Khung cột BTCT chắc chắn, toàn bộ công trình được đặt trên cao độ nền +1.050m so với mặt đất, kết cấu móng vững chắc nhằm hạn chế việc sói lở khi xảy ra lũ lụt.
– Công trình được xây dựng kiên cố, mái chắc chắn, không đua ra, đảm bảo không bị gió thổi tốc khi có bão lớn. Có thang lên mái, nhận đồ cứu trợ.
– Tầng 2 bao gồm hội trường chính, có thể là nới cứu nạn kết hợp dữ trữ lương thực trong trường hợp lụt dài ngày.
e. Mẫu 05: NVH-TNB.05-22: Áp dụng cho khu vực Tây Nam Bộ (bao gồm các tỉnh từ Đồng Tháp đến Cần Thơ)
– Diện tích khu đất: 2270m2
– Diện tích xây dựng: 550m2
– Mật độ xây dựng: 24,2%
– Số tầng cao: 02 tầng.
– Quy mô 200 chỗ
* Giải pháp Quy hoạch:
– Nhà văn hoá cần đặt nơi cao ráo khó bị ngập lụt (căn cứ vào đỉnh lũ cao
nhất đạt được ở khu vực nghiên cứu). Khu đất xây dựng công trình cố gắng lựa
chọn vị trí khuất gió, lợi dụng địa hình địa vật, đặc biệt tránh luồng nước chảy
thẳng vào nhà.
* Giải pháp Kiến trúc:
– Hình thức kiến trúc công trình mang đậm nét kiến trúc Chăm – đặc trưng khuc vực Nam Trung Bộ, mang dấu tích của nhiều tầng giá trị văn hóa chuyển tiếp giữa hai nền văn hóa Chăm – Việt.
– Ngoài chức năng là nhà văn hóa thôn công trình còn là nơi tránh ngập lụt khi mùa nước lên, bao gồm các phòng chức năng và phòng bếp, kho lương thực và phòng y tế.
– Công trình với đường nét kiến trúc đơn giản, sử dụng nhiều loại vật liệu truyền thống địa phương, tạo nên một công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan miền Nam Trung bộ.
* Giải pháp phòng chống thiên tai:
– Hình khối đơn giản, các mảng cong không cản gió, không có các kết cấu vươn dài, do đó hạn chế tối đa sự phá hoại của bão.
– Khung cột BTCT chắc chắn, toàn bộ công trình được đặt trên cao độ nền +1.050m so với mặt đất, kết cấu móng vững chắc nhằm hạn chế việc sói lở khi xảy ra lũ lụt.
– Công trình được xây dựng kiên cố, mái chắc chắn, không đua ra, đảm bảo không bị gió thổi tốc khi có bão lớn. Có thang lên mái, nhận đồ cứu trợ.
– Tầng 2 bao gồm hội trường chính, có thể là nới cứu nạn kết hợp dữ trữ lương thực trong trường hợp lụt dài ngày.
f. Mẫu 06: NVH-TNB.06-22: Áp dụng cho khu vực Tây Nam Bộ (bao gồm các tỉnh từ Đồng Tháp đến Cần Thơ)
– Diện tích khu đất: 1600m2
– Diện tích xây dựng: 310m2
– Mật độ xây dựng: 28%
– Số tầng cao: 01 tầng.
– Quy mô 100 chỗ
* Giải pháp Quy hoạch:
– Nhà văn hoá cần đặt nơi cao ráo khó bị ngập lụt (căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất đạt được ở khu vực nghiên cứu). Khu đất xây dựng công trình cố gắng lựa
chọn vị trí khuất gió, lợi dụng địa hình địa vật, đặc biệt tránh luồng nước chảy thẳng vào nhà.
* Giải pháp Kiến trúc:
– Phương án sử dụng hình thức kiến trúc thoáng, mở, mái dốc, kết hợp vì kèo, dễ thi công gợi hình ảnh nhà truyền thống của người dân ở Tây Nam Bộ. Ngoài chức năng là nhà văn hóa thôn, ấp công trình còn là nơi tránh ngập lụt khi mùa nước lên, bao gồm các phòng chức năng và phòng bếp, kho lương thực và phòng y tế.
– Họa tiết trang trí được mô phỏng lá dừa nước ghép bằng vật liệu địa phương như tre, gỗ…
– Công trình với đường nét kiến trúc đơn giản, sử dụng nhiều loại vật liệu truyền thống địa phương, tạo nên một công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan miền Tây Nam Bộ.
* Giải pháp phòng chống thiên tai:
– Kết cấu móng vững chắc nhằm hạn chế sói lở khi xảy ra lũ lụt
– Toàn bộ công trình được đặt trên cao độ nền +1.050m so với mặt đất, phù hợp với khu vực vùng ngập nông <1m.
– Hành lang xung quanh có tác dụng chống nóng và trú ẩn an toàn cho người dân địa phương
– Với đặc điểm khu vực có lũ dài ngày, công trình bố trí hiên, cầu thang, lối thoát nhiều và rộng đảm bảo thoát người và di chuyển tài sản khi cần thiết.
bình luận