Viện Kiến trúc Quốc gia công bố đề tài NCKH: “Thiết kế điển hình trường Tiểu học kết hợp điểm tránh trú bão lụt”(24/04/2024)

Viện Kiến trúc Quốc gia trân trọng giới thiệu và công bố thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sau đây:

  • Tên đề tài: “Thiết kế điển hình trường Tiểu học kết hợp điểm tránh trú bão lụt” thuộc lĩnh vực thiết kế điển hình.
  • Cơ quan thiết kế: Viện Kiến trúc Quốc gia.
  • Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS.KTS Nguyễn Quốc Hoàng – Phòng Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ kiến trúc và các cộng sự thực hiện.
  • Năm hoàn thành đề tài: 2023
  • Hạng mục gồm: Trường tiểu học kết hợp điểm tránh bão lụt, đề xuất 04 mẫu thiết kế. Trong đó, có 02 mẫu TH-MT.01-22 và TH-MT.02-22 (miền Trung); tại khi vực (miền Tây Nam Bộ) đề xuất 02 mẫu TH-TNB.01-22 và TH-TNB.02-22.

TÓM TẮT:

I/ Mục tiêu, phạm vi và quy mô áp dụng:

  • Nhóm tác giả đã đề xuất các mẫu thiết kế điển hình trường Tiểu học kết hợp điểm tránh trú bão lụt có quy mô 05 lớp, 10 lớp.
  • Đề xuất phương án trường Tiểu học được áp dụng cho vùng ngập lụt thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, nơi chịu ảnh hưởng nhiều của bão lụt, hay còn gọi là vùng rốn lũ thường bị ngập sâu khi lũ lụt kết hợp với triều cường là đặc trưng thiên tai của vùng.
  • Vùng duyên hải miền Trung; Vùng đặc biệt, các khu vực có điều kiện khó khăn, giao thông khó tiếp cận, phải xây dựng các điểm trường với quy mô nhỏ, phục vụ người dân trong khu vực.

II/ Các giải pháp đề xuất áp dụng:

2.1.  Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng gồm:

– Giải pháp kiến trúc nhấn mạnh: Hình khối đơn giản, chỉ gồm 1 dãy nhà 1,5 tầng, bao gồm các khối lớp học và sân cứu trợ cứu nạn.Các khối lớp có
thể linh hoạt tổ hợp theo nhiều dạng mặt bằng khác nhau, tùy theo hình dạng khu đất thực tế.

– Khối nhà được thiết kế 2 tầng, khối đế cao để giảm thiểu mực nước ngập sâu khi có lũ, sàn bê tông cốt thép kết hợp mái lợp tôn xây tường thu hồi
để tăng khả năng chống bức xạ và nắng nóng của của thời tiết khắc nghiệt mùa hè của khu vực, sân vườn trên mái cũng có thể biến thành nơi cứu trợ, tiếp tế khi có lũ lụt và mưa bão lớn. Phương án khối chức năng trải dài trên một mặt bằng đồng thời kết hợp các không gian đóng mở đa dạng, thoáng đãng.
– Hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp những mảng đặc rỗng hài hòa, kết hợp các nan trang trí tạo nên yếu tố thẩm mỹ. Sử dụng những mảng màu tươi sáng xen kẽ chạy dọc theo công trình, làm điểm nhấn cho công trình, giúp tăng tính nhận biết, đồng thời là đặc điểm nhận diện mang đặc trưng
cho các các trường tiểu học. Công trình thiết kế phù hợp với xu hướng kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, công trình thiết kế các không gian xanh trên mái, giúp cách nhiệt, chống nóng, cải thiện vi khí hậu, tạo môi trường học tiện nghi, hòa mình vào thiên nhiên, phù hợp với xu hướng thiết kế hiện đại.

2.2 Giải pháp kiến trúc bao gồm:

– Công trình sử dụng khung BTCT từ móng đến mái, dễ thi công tăng tuổi thọ cho công trình, giảm thiểu tối đa thời gian bảo trì tu sửa công trình.
– Công trình sử dụng các vật liệu phù hợp, thân thiện với môi trường, các vách ngăn không gian phòng được sử dụng gạch không nung, hay panel bê tông nhẹ lắp ghép, cách âm cách nhiệt tốt, không tác động đến môi trường.
– Kết hợp sử dụng các vật liệu chống thấm, chống nhiệt thích hợp cho mái và vỏ ngoài công trình, góp phần TKNL cho công trình.

2.3 Giải pháp kết cấu và vật liệu xây dựng:

– Công trình sử dụng khung BTCT từ móng đến mái, dễ thi công tăng tuổi thọ cho công trình, giảm thiểu tối đa thời gian bảo trì tu sửa công trình.
– Công trình sử dụng các vật liệu phù hợp, thân thiện với môi trường, các vách ngăn không gian phòng được sử dụng gạch không nung, hay panel
bê tông nhẹ lắp ghép, cách âm cách nhiệt tốt, không tác động đến môi trường.
– Kết hợp sử dụng các vật liệu chống thấm, chống nhiệt thích hợp cho mái và vỏ ngoài công trình, góp phần TKNL cho công trình.

2.4 Giải pháp phòng, chống thiên tai:

– Tôn nền cốt cao tầng 1: Tránh lũ dâng cao bất thường.
– Không gian tầng 2 ngoài chức năng học tập, không gian sinh hoạt chung, có thể linh hoạt sắp xếp thành không gian ở cho 200-250 người trú ẩn
với đầy đủ tiện nghi tối thiểu như bếp, kho, vệ sinh, phòng y tế, đảm bảo lưu trú khi có thiên tai kéo dài.

– Đồng thời có không gian sân cứu trợ, cứu nạn, lối thoát nạn; trong trường hợp khẩn cấp.

– Giải pháp chống bão: Tiêu chí 3 cứng (Móng – Thân – Mái); Seno bê tông chắn mái, hạn chế các kết cấu đua dài dễ bị phá hoại của gió bão.

III. Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đưa ra 04 mẫu thiết kế điển hình

Mẫu TH-MT.01-22 và TH-MT.02-22 đề xuất khu vực miền Trung

Mẫu TH-TNB.01-22 và  TH-TNB.02-22 đề xuất khu vực miền Tây Nam Bộ

 

 

Nguồn: Phòng Quản lý khoa học kỹ thuật và dữ liệu – Viện Kiến trúc Quốc gia

Đức Nguyên

bình luận