Phát triển công trình xanh – xu hướng tất yếu để xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam “xanh” và bền vững(24/12/2021)

“Xu hướng phát triển công trình xanh trong kiến trúc Việt Nam” là xu hướng tất yếu để xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam xanh và bền vững. Đây cũng chính là lý do chọn chủ đề cho phần hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện “Tuần lễ công trình xanh 2021” thu nhỏ do Viện Kiến trúc quốc gia và Tạp chí Kiến trúc Việt Nam thực hiện ngày 24/12/2021.

Hội thảo đã thu hút các chuyên gia, nhà quản lý, các giảng viên, Kiến trúc sư hành nghề tại các đơn vị tư vấn thiết kế, doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc quy hoạch tham gia. Tại Hội thảo, 3 khía cạnh: Nghiên cứu – Thực tiễn trong quản lý và Thực tế trong xã hội về thiết kế công trình xanh nói riêng và phát triển Công trình Xanh nói chung tại Việt Nam hiện nay đã được tập trung thảo luận.

Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia Đỗ Thanh Tùng cho rằng hiện nay có rất nhiều nội dung về công trình xanh đã và đang được vận hành trong xã hội. Thế giới cũng đã định hình rất rõ nhưng Việt Nam vẫn đang đi tìm con đường trong đó. Ví dụ như: Đô thị thông minh – xanh; Công trình thông minh – xanh; Công nghệ 4.0 rồi đến 5.0…

 

Vien-truong-Vien-Kien-truc-Quoc-gia-Do-Thanh-Tung-scaled-e1640334761984-768x510

Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia Đỗ Thanh Tùng

Đồng thời, Viện trưởng Đỗ Thanh Tùng cũng chia sẻ mong muốn Việt Nam sớm đưa được Bộ công cụ dẫn dắt phát triển công trình xanh trong giai đoạn tới đây. Cụ thể bằng các văn bản quản lý nhà nước, làm rõ các khái niệm công trình xanh – đô thị xanh là gì; Công trình thông minh – đô thị thông minh là gì; Tiêu chí cụ thể nào cho công trình xanh Việt Nam? Ông cũng bày tỏ hy vọng trong năm 2022, Bộ Xây dựng cùng với các Cục, Vụ, Viện nghiên cứu hoàn thiện các bộ tiêu chí công trình xanh Việt Nam làm cơ sở cho việc phát triển Công trình xanh – thông minh, Đô thị xanh – thông minh trong giai đoạn tiếp theo.

Anh-Tongket

Các đại biểu tham dự hội thảo

Một số hình ảnh tại Hội thảo

TS.KTS-Nguyen-Tat-Thang-768x457

TS.KTS Nguyễn Tất Thắng

 

Tong-bien-tap-Tap-chi-Kien-truc-Viet-Nam-Pham-Thanh-Huyen-768x353

Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam Phạm Thanh Huyền

TS.KTS-Ta-Quoc-Thang-Vu-Kien-truc-Quy-hoach-BXD-768x484

TS.KTS Tạ Quốc Thắng – Vụ Kiến trúc Quy hoạch BXD

Ths.KTS-Nguyen-Huy-Khanh-768x478

Ths.KTS Nguyễn Huy Khanh

KTS-Nguyen-Phu-Duc-768x461

KTS Nguyễn Phú Đức

Tran-Huy-Anh-Uy-vien-Thuong-truc-Hoi-KTS-Ha-Noi-768x393

Trần Huy Ánh – Ủy viên Thường trực Hội KTS Hà Nội

TS.KTS-Tran-Minh-Tung-Truong-Bo-mon-Kien-truc-Dan-dung-Truong-Dai-hoc-Xay-dung-Ha-Noi-768x474

TS.KTS Trần Minh Tùng – Trưởng Bộ môn Kiến trúc Dân dụng (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội)

Việt Nam đang đứng ở vị trí nào trong hành trình xanh so với thế giới?

Từ năm 1990, từ Châu Âu, một số nước đã nhen nhóm hình thành dạng công trình hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thích ứng các điều kiện khí hậu, tiết kiệm sử dụng tài nguyên nước và vật liệu cũng như giảm thiểu tác động môi trường, đảm bảo điều kiện sống cho cộng đồng.

Đến nay, làn sóng này đã và đang lan rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Làn sóng phát triển công trình xanh đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, trở thành “Cuộc cách mạng Công trình xanh” trong lĩnh vực xây dựng và lan tỏa tới hơn 100 quốc gia.

Về mặt nhận thức, Việt Nam không bị chậm hơn so với các quốc gia Đông Nam Á. Singapore thành lập hoạt động công trình xanh vào đầu năm 2005, Việt Nam thành lập vào năm 2007, Thái Lan & Malaysia thành lập vào năm 2008-2009. Tuy nhiên, về vấn đề thực thi, tốc độ xây dựng công trình xanh tại Việt Nam so với các quốc gia top 3 trong khu vực thì còn chậm.

chinh-sach-1

Từ năm 2010 trở đi, Việt Nam mới bắt đầu khoảng thời gian thực thi, trải qua 10 năm (2012-2021) thì số lượng công trình xanh của Việt Nam tính đến tháng 5/2021 đã được hoàn thành và có chứng nhận là 174 công trình. Số lượng đang được thiết kế và thi công chưa có chứng nhận khoảng 100-150 công trình.

So với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, số lượng đạt công trình xanh của Thái Lan hiện gấp đôi Việt Nam, Malaysia có tỉ lệ cao hơn Việt Nam, riêng Singapore hiện nay có khoảng từ 4.000 đến 5.000 công trình đã hoàn thành.

Đối với khu vực khác trên thế giới, nhiều quốc gia đã khởi động công trình xanh vào khoảng đầu thập niên 1990 (Anh bắt đầu vào khoảng năm 1993, Mỹ bắt đầu vào năm 1998). Tại Mỹ hiện nay có khoảng 100.000 công trình, chỉ riêng bang Texas (với 25 triệu dân bằng ¼ so với dân số Việt Nam) năm 2020 đã có gần 3.000 công trình xây dựng theo chứng chỉ LEED.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê tính đến tháng 5/2021, lượng công trình đã được cấp chứng chỉ công trình xanh của Việt Nam là 174 công trình. Riêng năm 2020 là 41 công trình. Đây là những con số mà Việt Nam cần phải chấp nhận và xem đây là một cơ hội vì tỷ lệ xây dựng của Việt Nam còn tương đối lớn.

Vấn đề đặt ra?

Như vậy, “Xu hướng phát triển công trình xanh trong kiến trúc Việt Nam” là xu hướng tất yếu để xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam “xanh” và bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển công trình xanh tại Việt Nam có thể nói là hướng đi rõ rệt nhất để nâng cao chất lượng các công trình xây dựng và đáp ứng nhu cầu sống chất lượng cao cho người dân; Đồng thời tạo sự phát triển mạnh mẽ thành thị và nông thôn Việt Nam. Xu hướng này cũng đã trải qua trên 10 năm thực thi bước đầu và chuyển tiếp từ nghiên cứu để đi vào thực tiễn với sự nỗ lực của Đảng, nhà nước, các tổ chức quốc tế cũng như sự nhận thức, vào cuộc tích cực của xã hội, đặc biệt là các nhà tư vấn thiết kế, các chủ đầu tư.

Phát triển công trình xanh tại Việt Nam vào thời điểm này xét thấy cần bước sang một giai đoạn mới quyết liệt và hiện thực hóa cao hơn nữa.

Do vậy, vấn đề “Phát triển Công trình xanh tại Việt Nam sau 10 năm thực thi” là vấn đề cần thiết để đặt ra vào thời điểm này. Việt Nam cần có một chương trình khảo sát, tổng kết, đánh giá trên quy mô toàn quốc về thực tiễn phát triển công trình xanh tại Việt Nam hiện nay với những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc; Sự nhận thức của xã hội, doanh nghiệp trong vấn đề phát triển Công trình xanh… Từ đó có những cơ chế, chính sách mới, kịp thời trong định hướng và quản lý để dẫn dắt, thực thi, phát triển công trình xanh bước sang một giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả.

bang-ctx

 

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

bình luận