Hội thảo “Giải pháp thiết kế nhà ở khu vực đồi núi dốc tại khu vực miền núi phía Bắc bảo đảm an toàn trước nguy cơ sạt lở”(11/12/2020)

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Viện Nhà ở và Công trình công cộng-(VKTQG) đã tổ chức Hội thảo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ SNKT được Bộ Xây dựng giao “ Nghiên cứu sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở khu vực đồi núi dốc tại khu vực miền núi phía Bắc bảo đảm an toàn trước nguy cơ sạt lở”. Tới dự có ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia; Đại diện các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Xây dựng; Viện địa chất (VKHCNVN); Đại học Phương Đông; Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện tham dự.

Nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 – 2020”. Bộ Xây dựng giao cho đơn vị nghiên cứu, hướng dẫn thiết kế nhà ở khu vực đồi núi dốc tại khu vực miền núi phía bắc gồm có 13/14 tỉnh có nguy cơ chịu ảnh hưởng, trong đó có 74 đô thị và có khoảng 1,17 triệu dân đang sinh sống.

Anh-8-MNPB

Các địa phương miền núi phía Bắc chịu tác động của biến đổi khí hậu có nguy cơ gây lũ lụt, sạt lở đất.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ cấp thiết, cẩm nang quan trọng mà Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng nhằm hướng dẫn thiết kế nhà ở khu vực MNPB, đưa ra giải pháp phi công trình phòng ngừa lũ quét, giải pháp quản lý và kinh nghiệm thực tế ở các địa phương làm cơ sở để hỗ trợ các địa phương miền núi phía Bắc phòng tránh thiên tai được tốt hơn.

Anh-3

Nhóm nghiên cứu trình bày tổng quan và đề xuất giải pháp thiết kế.

Đại diện nhóm nghiên cứu, Bà Lê Minh Nguyệt–Viện Nhà ở và Công trình công cộng trình bày tổng quan về sạt lở đất khu vực miền núi phía Bắc với thực trạng của BĐKH nước ta gây mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tác động đến phát triển hệ thống đô thị vùng núi phía Bắc khá nghiên trọng,… đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp thiết kế không gian, kiến trúc khi xây dựng công trình trên khu vực đồi núi dốc, để đảm bảo yêu cầu của công trình trước nguy cơ sạt lở cần lưu ý để tránh giảm thiểu thiệt hại cho công trình như: Chia nhỏ các khối công trình phù hợp với địa hình vừa đảm bảo kiến trúc cảnh quan vừa làm giảm tải trọng lên khu đất từ đó tăng an toàn cho công trình; bố trí giảm độ cao công trình nằm trên khu vực đồi núi dốc, gia cố,…

Các chuyên gia dự Hội thảo cũng đóng góp ý kiến giúp nhóm nghiên cứu có những thông tin về điều kiện khí hậu, nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất trong thực tế tại địa phương cũng như dự báo về Biến đổi khí hậu trong tương lai, để Bộ Xây dựng xuất bản được cuốn cẩm nang sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở khu vực MNPB phòng tránh được nguy cơ sạt lở, giảm thiểu tối đa tác động ảnh hưởng của thiên tai đáng tiếc có thể xảy ra.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Anh-4

Anh-3

Anh-6

Toàn cảnh Hội thảo.

Kết luận buổi Hội thảo, ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia đánh giá Đề tài được biên soạn rất công phu, nội dung chi tiết, đầy đủ, cơ bản đáp ứng yêu cầu và nội dung. Đồng thời để nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia về một số nội dung cần hoàn thiện và bổ sung thêm như: Đề xuất mô hình cùng các giải pháp cụ thể áp dụng cho từng địa phương cho khu vực MNPB từ khâu lập kế hoạch, phương án thiết kế kiến trúc cảnh quan, gia cố phòng ngừa sạt lỡ, lũ quét,…phù hợp theo từng địa hình, khí hậu sông nước, đồi núi dốc, để từ đó đưa ra các thiết kế, lựa chọn vật liệu xây dựng sao cho phù hợp.

PV/TCKTVN

bình luận