Cần biên soạn hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Quốc gia theo cấu trúc hệ thống module ở Việt Nam(18/07/2025)

Lịch sử hình thành hệ thống tiêu chuẩn xây dựng nói chung của Việt Nam được xây dựng cơ sở ban đầu với việc chủ yếu khai thác biên dịch và có sự điều chỉnh để phù hợp điều kiện của Việt Nam, gồm các tiêu chuẩn GOST và SNiP (dạng định mức kinh tế kỹ thuật) của Liên Xô cũ trước đây. Bên cạnh đó là sự kết hợp sử dụng nhiều chi tiết cấu tạo kỹ thuật về nhà và công trình của Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Trải qua nhiều giai đoạn (từ 1954 đến 2006), hệ thống này được phân chia thành Tiêu chuẩn xây dựng (TCXD) và Tiêu chuẩn ngành (TCN), trở thành công cụ quản lý và điều tiết mọi hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, kể từ khi có Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia năm 2006 ra đời, các tiêu chuẩn xây dựng được cấu trúc chuyển đổi thành Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN), nhưng phần lớn không được bổ sung, hiệu chỉnh nội dung, đã trở thành lạc  hậu, gây  nhiều cản trở  và khó khăn trong hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt là khó hòa nhập với các cam kết và thỏa thuận quốc tế…Bên cạnh đó, việc biên soạn và xây dựng hiện nay vẫn theo lối cũ dẫn tới nhiều bất hợp lý, khó đáp ứng sự đa dạng của các thể loại công trình, nhất là công trình không còn ở dạng đơn chức năng mà phần lớn ở dạng đa chức năng; khó link các tiêu chuẩn riêng lẻ, khó tra cứu và rất ít hữu dụng trong sử dụng…Trong khi bối cảnh hiện nay có sự tham gia hữu hiệu của khoa học công nghệ và chuyển đổi số, hội nhập quốc tế và sự thay đổi về bộ máy tổ chức hành chính…Vì lẽ đó, đặt ra việc xây dựng, biên soạn và cấu trúc lại hệ thống TCVN ngành xây dựng, trong đó có các Tiêu chuẩn thiết kế (TCTK) công trình nói riêng theo hướng cấu trúc Module là hết sức quan trọng và cần thiết.

1. THỰCTRẠNG CÔNG TÁC BIÊN SOẠNTIÊU CHUẨN XÂY DỰNG HIỆN NAY

Có thể nhận diện và đánh giá một cách khái quát về những tồn tại và hạn chế trong công tác biên soạn Tiêu chuẩn xây dựng (TCXD) hiện nay với các nội dung chính sau đây:

  • Về mặt tổ chức, Bộ Xây dựng (cũ) thường giao cho một đơn vị trực thuộc hoặc các tổ chức hội nghề nghiệp chủ trì và tổ chức thực hiện với đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí được phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều đơn vị không đủ nhân lực và trình độ chuyên môn đa lĩnh vực, trong khi lại ít hoặc không phối hợp và thuê chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên ngành còn thiếu và yếu mà tự thực hiện, dẫn tới các Tiêu chuẩn (TC) biên soạn với nội dung bất hợp lý, không sử dụng được.
  • Về quản lý và chỉ đạo, hệ thống TC hiện nay, do Vụ KHCN của Bộ Xây dựng (cũ) quản lý là quá lớn, quá sức… Không như trước đây, cơ quan quản lý, tổ chức biên soạn và công bố TC thuộc Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, độc lập hoàn toàn với Bộ Xây dựng; hoặc do một vụ chuyên biệt là Vụ Chính sách xây dựng thuộc Bộ Xây dựng chuyên quản lý về biên soạn xây dựng hệ thống QC-TC như trước đây;
  • Khác với các đề tài nghiên cứu KHCN, thường có chủ nhiệm đề tài (Với TC, sản phẩm phải là tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, doanh nghiệp…), nhưng hiện nay, chúng ta vẫn giao nghiên cứu TC theo kiểu bất hợp lý này, dẫn tới sự chủ quan về chuyên môn, không lĩnh hội được ý kiến đóng góp từ số đông của chuyên gia. Kết quả là nhiều TC biên soạn mới hoặc soát xét xong, không thể công bố vì bất hợp lý; hoặc có công bố thì cũng không thể sử dụng;
  • Trong nội dung của các TC thiết kế, ngoài phần nội dung chính là quy hoạch và kiến trúc, thường có các phần yêu cầu về kỹ thuật bên trong như kết cấu, điện, nước, nhiệt, âm thanh, ánh sáng, điều hòa, thông gió, viễn thông… Tuy nhiên, các phần này rất chung chung, vừa thừa vừa thiếu, đúng với trường hợp này nhưng lại không đúng với trường hợp khác. Thậm chí,  có nhiều chỉ tiêu kỹ thuật hết sức vô lý, gần như không có giá trị khi sử dụng;
  • Mặc dù các yêu cầu trong nội dung TC thiết kế ở mức tối thiểu và khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước hầu như vẫn phải sử dụng các TC này. Do đó, dẫn đến hạn chế sử dụng các tiêu chuẩn ở mức độ cao hơn hoặc cần đáp ứng các điều kiện đặc thù về điều kiện tự nhiên và văn hóa của nơi xây dựng công trình. Điều này dẫn tới việc rất nhiều địa phương, tổ chức có yêu cầu cần xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc tiêu chuẩn cơ sở cho mình để dễ sử dụng hơn, gây tốn kém và không hề dễ;
  • Với sự xuất hiện và chi phối toàn diện của KHCN, lẫn những đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao từ thực tiễn cuộc sống, các TC cần bổ sung những thay đổi để đáp ứng, tuy nhiên mỗi lần thay đổi hết sức phức tạp về thủ tục và thời gian để soát xét TC;
  • Việc xây dựng, biên soạn TC như hiện nay rất khó linh hoạt ứng dụng các kinh nghiệm quốc tế như từ các TC ISO, ..; hoặc tích hợp các tiêu chí, chỉ tiêu về công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, thông minh… vào các chỉ tiêu về diện tích, khối tích, kích thước…; do đang bị cứng nhắc, máy móc khống chế các chỉ tiêu quy hoạch tối thiểu và diện tích các đơn vị thành phần chức năng trong công trình hoặc giữa các hạng mục công trình trong tổng thể quy hoạch;
  • Bản thân mỗi TC thiết kế hiện nay, với nội dung xây dựng và biên soạn như vậy, sẽ tự là một rào cản đối với sự phong phú và linh hoạt của thiết kế kiến trúc, dẫn đến sự đồng điệu và đơn điệu trong các hình thức và phong cách kiến trúc – Và do đó, để đạt được bản sắc riêng, chắc chắn là một sự khó khăn và xa xỉ, nhất là đối với một số công trình thường gắn với cấu trúc và quy mô đơn vị ở như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan hành chính…;
  • Sau khi Luật TC và QC kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 có hiệu lực, hầu hết các tiêu chuẩn xây dựng ngành TCXD chỉ sửa tên và số hiệu để chuyển sang Tiêu chuẩn quốc gia TCVN mà không sửa đổi, bổ sung bất cứ nội dung nào. Đây là một sự chủ quan và thiếu sót lớn của ngành xây dựng – Trong khi không những phải đáp ứng yêu cầu của Luật mà còn cần phải phù hợp với các cam kết và hội nhập quốc tế. Điều này dẫn đến hệ thống TCVN lĩnh vực xây dựng hiện nay vừa lạc hậu, vừa thừa, vừa thiếu, khó sử dụng, gây nhiều khó khăn trong công tác thiết kế, đầu tư xây dựng…;
  • Hiện nay, với việc thay đổi qui mô, số lượng các đơn vị hành chính cấp tỉnh và chỉ còn 2 cấp chính quyền. Đặc biệt là một số Bộ, Ngành đã được cấu trúc sáp nhập, càng đặt ra các đặc thù về yếu tố liên ngành, liên lĩnh vực, liên vùng miền lẫn qui mô có thay đổi lớn – Và do đó, việc thay đổi trong biên soạn và xây dựng hệ thống TCVN trong lĩnh vực thiết kế càng đặt ra cấp thiết, nhất là việc thống nhất sử dụng chung TCVN trong toàn quốc, để không nhất thiết cần phải xây dựng và biên soạn các quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc tiêu chuẩn cơ sở.

2.   TẠI SAO CẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ BIÊN SOẠNTIÊU CHUẨN XÂY DỰNG THEO CẤU TRÚC MODULE?

Hiện nay, các hệ thống TCVN nói chung và nói riêng trong lĩnh vực thiết kế thường được viết dưới dạng văn bản dài, phức tạp, khiến người dùng khó tra cứu và áp dụng. Nhất là hầu như các TC chưa sử dụng công nghệ số, nên chưa sắp xếp nguồn dữ liệu, khó tra cứu linh hoạt, khó kết nối giữa các bộ môn kỹ thuật và kinh tế trong phối hợp thực hiện, càng khó hơn để có thể sử dụng công nghệ BIM. Một số TC có nội dung quá chi tiết hoặc không linh hoạt, gây khó khăn khi thiết kế các công trình đặc thù (về kỹ thuật chuyên ngành như y tế, giáo dục, nhà máy…; hoặc bản sắc văn hóa như: Bảo tàng, công trình biểu tượng văn hóa công cộng…)

Trong khi các công trình có xu hướng tích và hỗn hợp nhiều chức năng sử dụng đồng thời, thì việc biên soạn các TC riêng lẻ chức năng như trước đây sẽ tốn kém hơn, không thể bao quát được khi công trình được tổ chức dạng tập trung, hợp khối – Và hơn thế, khó có thể sử dụng chung các TC lõi module về phần kỹ thuật chung như giao thông (cầu thang, hành lang, khu WC, nhà cầu, lối lên xuống tầng hầm…) hoặc các bộ phận có đặc tính chung về chức năng sử dụng nhưng chỉ khác nhau ở sức chứa, hoặc các yêu cầu đặc biệt về trường nhìn, ánh sáng, âm thanh… (như phòng họp, hội trường, phòng làm việc, phòng ăn, nhà bếp…). Để từ đó, có thể linh hoạt biến đổi thành các dạng module mở rộng (hay chuyên biệt), nhằm lựa chọn phù hợp cho mỗi thể loại công trình khi thiết kế.

Có sự khác biệt lớn giữa các TC quốc tế và TC quốc gia, địa phương… khiến các KTS khó tích hợp khi làm việc trong bối cảnh toàn cầu, nhất là các yếu tố bản địa về văn hóa, tập quán, lối sống… Và do đó, rất cần có các module biến thể dạng địa phương, để đáp ứng linh hoạt cho vấn đề bản sắc.

Như vậy, phát triển tiêu chuẩn theo dạng cấu trúc module, sẽ giúp: Linh hoạt hơn khi người dùng chỉ cần  áp dụng các phần liên quan đến loại công trình đang thiết kế; dễ tra cứu và sử dụng khi TC được chia thành từng phần nhỏ, có thể kết hợp tùy theo nhu cầu; tích hợp với tiêu chuẩn quốc tế dễ dàng hơn bằng cách đồng bộ các module cốt lõi.

3.   CẤU TRÚC HỆ THỐNG MODULE ĐỀ XUẤT TRONG BIÊN SOẠNTIÊU CHUẨNTHIẾT KẾ

Cấu trúc module đề xuất trong biên soạn các TC thiết kế có thể được chia thành 2 cấp độ module, bao gồm:

Thứ nhất: Module cốt lõi (Core Module)

Đây là phần TC cơ  bản, áp  dụng bắt  buộc cho tất  cả các loại công trình dân dụng và công nghiệp. Phần này sẽ bao gồm các quy định, TC thiết yếu và cơ bản nhất, áp dụng chung cho mọi loại công trình và ở mọi địa điểm. Đây là nền tảng tối thiểu để đảm bảo an toàn, sức khỏe cộng đồng và các yêu cầu cơ bản về chất lượng công trình. Yêu cầu đối với module cốt lõi là bắt buộc áp dụng cho tất cả các dự án xây dựng, không có ngoại lệ. Phần cốt lõi được thiết kế để ổn định và ít thay đổi theo thời gian, trừ khi có các tiến bộ khoa học kỹ thuật mang tính đột phá hoặc các vấn đề an toàn nghiêm trọng phát sinh (Hình 1).

 Nội dung bao gồm:

  • Nguyên tắc thiết kế kết cấu cơ bản: Các nguyên tắc chung về khả năng chịu lực, tải trọng, ổn định, độ bền của kết cấu (có thể tham chiếu TC ISO, Eurocodes hoặc các tiêu chuẩn quốc tế cốt lõi; hoặc cũng có thể kết hợp thêm với các dữ liệu thiết kế đã được số hóa của Neufert);
  • Yêu cầu an toàn cháy tối thiểu: Các quy định cơ bản về vật liệu chống cháy, lối thoát hiểm, khoảng cách an toàn cháy…;
  • Các quy định về vệ sinh môi trường cơ bản: Yêu cầu về cấp thoát nước, xử lý chất thải tối thiểu…;
  • Các nguyên tắc chung về tiếp cận công trình cho người khuyết tật (khung pháp lý cơ bản);
  • Yêu cầu về vật liệu xây dựng cơ bản (chất lượng tối thiểu, an toàn sử dụng, khả năng tái chế…).

Thứ hai: Module mở rộng (Extension Modules)

Phần này bao gồm các module tùy chỉnh, bổ sung, hoặc điều chỉnh các quy định trong phần cốt lõi, để phù hợp với:

  • Điều kiện địa phương: Ví dụ như các yếu tố đặc thù về khí hậu, địa hình, địa chất, tài nguyên, văn hóa, tập quán xây dựng của từng vùng miền, địa phương;
  • Loại hình công trình cụ thể: Ví dụ như các yêu cầu đặc biệt của từng loại công trình (nhà ở, văn phòng, công nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi,…) về công năng, mức độ rủi ro, yêu cầu kỹ thuật chuyên biệt;
  • Yêu cầu dự án đặc thù: Ví dụ như các mục tiêu cao hơn mức cơ bản về hiệu suất năng lượng, bền vững, tiện nghi… hoặc các tiêu chuẩn tự nguyện khác như xanh, thông minh… mà chủ đầu tư hoặc dự án muốn hướng tới.

Để phù hợp với các nội dung trên, việc áp dụng các module mở rộng có thể bắt buộc hoặc tự nguyện, tùy thuộc vào quy định pháp luật và mục tiêu của dự án. Bên cạnh đó, các module mở rộng có thể được cập nhật, bổ sung, hoặc điều chỉnh một cách linh hoạt so với phần cốt lõi, để đáp ứng các thay đổi về công nghệ, yêu cầu xã hội và điều kiện địa phương. Trong module mở rộng, gồm có module địa phương, module loại hình công trình và module dự án đặc thù. Yêu cầu đáp ứng, tính chất và nội dung của các module này có thể được thể hiện ở các chi tiết sau: (Hình 2)

 Với module địa phương (Localized Module): Tiêu chuẩn quốc tế có thể không phù hợp với khí hậu, văn hóa và điều kiện kinh tế của từng quốc gia và do đó các module lõi có thể chưa đáp ứng được yếu tố bản địa chủ yếu về điều kiện tự nhiên và văn hóa – Do đó, hệ thống tiêu chuẩn cần có các module tùy chỉnh để phù hợp với thực tế địa phương, có thể bao gồm các quy định về thiết kế kháng chấn chi tiết được tùy chỉnh theo mức độ nguy hiểm động đất của từng khu vực, vùng miền; Hoặc các yêu cầu về chống bão, lũ lụt, sạt lở đất ứng với với các khu vực, vùng ven biển, vùng trũng thấp, khu vực có độ dốc địa hình lớn…Hoặc các quy định về sử dụng vật liệu địa phương với việc khuyến khích sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, có tính đến đặc tính và độ bền của vật liệu; hoặc các yêu cầu về kiến trúc bản địa cần hướng dẫn thiết kế phù hợp với phong cách kiến trúc truyền thống, văn hóa địa phương… (Hình 3)

Với module loại hình công trình (Specialized Module): Các module này chỉ áp dụng cho những loại công trình chuyên biệt cụ thể, giúp KTS dễ dàng chọn đúng TC cần thiết mà không phải đọc hết cả tập hợp tài liệu. Có thể có các yêu cầu chuyên biệt về kỹ thuật như TC thiết kế Bệnh viện với yêu cầu đặc biệt về kiểm soát nhiễm khuẩn, hệ thống khí y tế, kích thước tối thiểu, hành lang khoa cấp cứu, khoảng cách giữa các giường bệnh, hệ thống thông gió phòng mổ…; hoặc với nhà ở, yêu cầu TC về diện tích phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh, khoảng cách giữa các tòa nhà chung cư… (Hình 4); hoặc với trường học, yêu cầu về ánh sáng tự nhiên, diện tích lớp học, số lượng học sinh tối đa mỗi phòng, thông gió, không gian học tập linh hoạt, an toàn học đường…; hoặc với trung tâm thương mại, TC về chiều rộng thang cuốn, bãi đỗ xe, hệ thống thông gió trong không gian kín…; hoặc với TC thiết kế Nhà máy, yêu cầu về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ công nghiệp, xử lý chất thải công nghiệp… (Hình 5).

  • Với module dự án đặc thù (Special project Module) (tùy chọn): Có thể lựa chọn tùy thuộc nhu cầu như sử dụng TC và tiêu chí công trình xanh (LEED, BREEAM, LOTUS…) với hướng dẫn và yêu cầu để đạt các chứng nhận công trình xanh; hoặc áp dụng TC nhà thông minh với các yêu cầu về tích hợp công nghệ thông tin, tự động hóa, điều khiển thông minh… (Hình 6).

4.    NHỮNG ƯU ĐIỂM KHI ÁP DỤNG CẤU TRÚC MODULE VÀO BIÊN SOẠNTIÊU CHUẨNTHIẾT KẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

4.1 Những ưu điểm khi áp dụng cấu trúc Module vào biên soạn Tiêu chuẩn thiết kế

Với 2 loại module đề xuất khi xây dựng và biên soạn TC thiết kế như trên, có thể thấy rõ những ưu điểm khi áp dụng cấu trúc này vào xây dựng các TC thiết kế, bao gồm:

  • Tính dễ quản lý, cập nhật và bảo trì: Với việc chia nhỏ và đơn giản hóa hệ thống TC thành các module nhỏ giúp cho việc quản lý, cập nhật và bảo trì trở nên dễ dàng hơn. Có thể cập nhật một module cụ thể mà không cần phải sửa đổi toàn bộ hệ thống. Phân công trách nhiệm rõ ràng thông qua việc phân công các nhóm chuyên gia khác nhau phụ trách phát triển và cập nhật các module khác nhau, dựa trên chuyên môn, chuyên ngành và kinh nghiệm. Đồng thời, dễ dàng tích hợp công nghệ với các hệ thống module có thể được số hóa và tích hợp vào các nền tảng trực tuyến, phần mềm quản lý TC, giúp việc truy cập, tra cứu và áp dụng trở nên thuận tiện hơn.
  • Tăng cường tính minh bạch và tham gia: Thông qua cấu trúc module rõ ràng, giúp hệ thống TC trở nên dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn đối với người sử dụng (KTS, kỹ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, cơ quan quản lý, người dân…). Việc phát triển và cập nhật các module mở rộng sự tham gia của các chuyên gia địa phương, các tổ chức chuyên ngành và cộng đồng vào quá trình xây dựng TC, đảm bảo tính phù hợp và thực tiễn.
  • Với hệ thống module cốt lõi: Linh hoạt và dễ sử dụng, KTS chỉ cần chọn các module phù hợp thay vì phải đọc toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn dài dòng. Vì phần module cốt lõi được xây dựng trên cơ sở một phần áp dụng từ các TC như ISO, Eurocodes, Neufert…nên sẽ tích hợp dễ dàng với TC quốc tế. Module cốt lõi có thể theo chuẩn quốc tế (Eurocodes, ISO…), trong khi module địa phương giúp điều chỉnh theo từng vùng, miền. Hệ thống có thể được thiết kế thành công cụ số hóa, tiết kiệm thời gian tra cứu, giúp tìm kiếm nhanh TC theo loại công trình. Đặc biệt, phù hợp với công nghệ và chuyển đổi số, thích ứng tốt với các công nghệ mới (ví dụ bê tông in 3D, công trình Net-Zero Carbon, chỉ cần cập nhật hoặc bổ sung module thay vì sửa toàn bộ hệ thống TC). Phần module cốt lõi tập trung vào các yêu cầu thiết yếu giúp kiểm soát chi phí xây dựng và tránh tình trạng TC trở nên quá phức tạp và đắt đỏ, đặc biệt là cho các công trình đơn giản.
  • Với hệ thống module mở rộng: Module mở rộng giúp tối ưu hóa các giải pháp thiết kế và vật liệu cho từng điều kiện cụ thể. Khẳng định tính linh hoạt, khả năng tùy biến cao và nâng cao tính hiệu quả, giảm chi phí, bao gồm:

+ Phù hợp với đa dạng điều kiện địa phương: Module địa phương cho phép phản ánh chính xác và hiệu quả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa của từng vùng miền, tránh tình trạng “cứng nhắc” và áp đặt chung một TC cho mọi nơi;

+ Đáp ứng nhu cầu đa dạng của các loại hình công trình: Module loại hình công trình giúp điều chỉnh các yêu cầu kỹ thuật cho phù hợp với công năng và đặc điểm riêng biệt của từng loại công trình, đảm bảo tính chuyên sâu và hiệu quả;

+ Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, đi đôi với cạnh tranh và lựa chọn: Module dự án đặc thù khuyến khích các chủ đầu tư và nhà thiết kế vượt ra khỏi các yêu cầu tối thiểu, hướng tới các TC cao hơn về chất lượng, bền vững và công nghệ; tạo sự cạnh tranh giữa các dự án trong việc đạt các TC cao hơn, đồng thời cho phép chủ đầu tư lựa chọn mức độ đầu tư vào chất lượng và bền vững, phù hợp với mục tiêu và ngân sách của mình; tạo động lực cho sự đổi mới trong ngành xây dựng.

4.2 Ứng dụng thực tế của hệ thống cấu trúc module trong thiết kế kiến trúc

Được minh họa bằng ví dụ về cách thức, quy trình trong sử dụng TC, được biên soạn theo các hệ thống cấu trúc module để thiết kế Trường Dân tộc nội trú vùng núi Tây Bắc và Bệnh viện đa khoa 300 giường cấp tỉnh (Hình 7).

4.3 Những giải pháp, khuyến nghị để triển khai thực hiện

Để hệ thống TC thiết kế được triển khai thành công và phát huy tối đa ưu điểm theo cấu trúc module như đã trình bày, cần có các giải pháp và khuyến nghị sau:

  • Xác định rõ phạm vi và mục tiêu của hệ thống module: Cần xác định rõ lĩnh vực TC nào sẽ áp dụng hệ thống module, mục tiêu cụ thể của việc áp dụng module (tăng tính linh hoạt, giảm chi phí, thúc đẩy đổi mới…) và mức độ tùy chỉnh được phép trong hệ thống.
  • Ưu tiên phát triển phần module cốt lõi vững chắc: Tập trung xây dựng phần cốt lõi mạnh mẽ, toàn diện và dễ hiểu, làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống. Phần cốt lõi cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học vững chắc, kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và được thống nhất rộng rãi trong cộng đồng chuyên Trong đó, cần lưu ý quan trọng yêu cầu về các đặc tính tiêu biểu của Module cốt lõi như:

+ Tính tối thiểu: Module cốt lõi phải  tối thiểu và tập trung vào những yêu cầu thực sự thiết yếu. Không nên đưa vào các yêu cầu quá chi tiết hoặc quá cao cấp, vốn nên thuộc về module mở rộng;

+ Tính phổ quát: Nội dung module cốt lõi cần phải phổ quát và áp dụng được cho mọi loại công trình và mọi địa điểm, hoặc ít nhất là phần lớn các loại công trình và địa điểm phổ biến;

+ Tính ổn định: Module cốt lõi cần được xây dựng để ổn định và ít thay đổi theo thời gian, trừ khi có các lý do thực sự chính đáng;

+ Dễ hiểu và dễ áp  dụng: Ngôn ngữ và nội dung module cốt lõi cần phải dễ hiểu và dễ áp dụng cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả những người không phải là chuyên gia.

  • Phần module cốt lõi này, khi được xây dựng chi tiết và rõ ràng, sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho hệ thống  TC dạng module, đảm bảo mọi công trình xây dựng đều đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về an toàn, sức khỏe và chất lượng. Từ nền tảng này, các module mở rộng sẽ được xây dựng thêm để đáp ứng các nhu cầu và điều kiện đa dạng hơn.
  • Phát triển module mở rộng từng bước và có kiểm soát: Không nên phát triển quá nhiều module mở rộng cùng một lúc. Ưu tiên phát triển các module mở rộng quan trọng nhất, có nhu cầu cao nhất, và có tính khả thi Quá trình phát triển module mở rộng cần được thực hiện từng bước, có lộ trình rõ ràng, và được kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
  • Xây dựng cơ chế quản lý module hiệu quả: Phát triển một nền tảng quản lý module trực tuyến, cho phép dễ dàng tra cứu, tải về, cập nhật, và quản lý phiên bản các Nền tảng này cần có hệ thống phân quyền, kiểm soát truy cập, và đảm bảo tính bảo mật.
  • Tăng cường đào tạo và hỗ trợ người dùng: Đầu tư vào chương trình đào tạo và hỗ trợ người dùng để họ hiểu rõ về  cấu trúc hệ thống module, cách lựa chọn và áp dụng module phù hợp các công cụ hỗ trợ liên quan. Cần có các kênh hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn  chuyên nghiệp để giải đáp thắc mắc và giúp người dùng vượt qua các khó khăn.
  • Thí điểm và đánh giá trước khi triển khai rộng rãi: Thực hiện thí điểm hệ thống module trong một phạm vi hạn chế (ví dụ, một số địa phương, một số loại công trình) trước khi triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả, chi phí và các vấn đề phát sinh trong quá trình thí điểm để điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống trước khi áp dụng chính thức.
  • Đảm bảo sự tham gia rộng rãi và minh bạch: Mời gọi sự tham gia của các bên liên quan (chuyên gia, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng) trong quá trình phát triển, thử nghiệm, và triển khai hệ thống module. Đảm bảo tính minh bạch và công khai thông tin về hệ thống module, quy trình phát triển và cập nhật, và các phản hồi từ người dùng. Tóm lại, phát triển hệ thống TC theo dạng module giúp nâng cao tính linh hoạt, dễ tra cứu và ứng dụng thực tế hơn. Với việc phân chia TC thành các cấp độ (cốt lõi, mở rộng bao gồm: Địa phương, loại hình công trình chuyên biệt và dự án đặc thù) giúp KTS và kỹ sư dễ dàng chọn đúng phần cần thiết khi thiết kế. Khi kết hợp với số hóa (tra cứu online, ứng dụng AI), hệ thống TC module sẽ trở nên hiệu quả và tiện lợi như Neufert, nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang triển khai thực hiện và cụ thể hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, vì vậy đây là một cơ hội nhằm hiện đại hóa đi đôi với hội nhập quốc tế cho hệ thốngTăng cường đào tạo và hỗ trợ người dùng: Đầu tư vào chương trình đào tạo và hỗ trợ người dùng để họ hiểu rõ về cấu trúc hệ thống module, cách lựa chọn và áp dụng module phù hợp, và các công  cụ hỗ trợ liên quan. Cần có các kênh hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chuyên nghiệp để giải đáp thắc mắc và giúp người dùng vượt qua các khó khăn TCVN ngành xây dựng nói chung và cho lĩnh vực thiết kế nói riêng.

    Phát triển hệ thống TCVN nói chung và TCTK nói riêng theo dạng cấu trúc module là một hướng đi đầy hứa hẹn, có tiềm năng nâng cao tính linh hoạt, hiệu quả và

    khả năng ứng dụng của hệ thống TC này. Tuy nhiên, việc triển khai thành công hệ thống này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nguồn lực đáng kể và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Nếu được thực hiện một cách bài bản và có kiểm soát, hệ thống module có thể giúp ngành Xây dựng Việt Nam từng bước hiện đại hóa, phát triển bền vững, hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của xã hội và điều kiện của các địa phương.

    (Còn tiếp…)

    Tài liệu tham khảo:

    1. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 31/ VBHNVPQH ngày 10/12/2018 2.https://vneconomy.vn/sua-doi-luat-tieu- chuan-va-quy-chuan-ky-thuat-phai-phu-hop- voi-hoi-nhap-quoc-te.htm
    2. Nguyễn Tất Thắng: “Hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia trong thiết kế và xây dựng các công trình giáo dục tại Việt Nam” – Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam, số 03/2020
    3. Nguyễn Tất Thắng: “Định hướng xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về thiết kế các công trình bệnh viện tại Việt Nam” – Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam, số 04/2020
    4. Nguyễn Tất Thắng: “Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về Quy hoạch và Kiến trúc – Sự cần thiết để phù hợp bản sắc văn hóa giữa các vùng miền của Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Vai trò kiến trúc trong phát triển bền vững VĂN HÓA – KINH TẾ – XÃ HỘI” do Hội KTS Việt Nam tổ chức tháng 04/2023 tại Hà Nội.
    5. Nguyễn Tất Thắng: “Xu thế kết hợp Tiêu chuẩn thiết kế, Thiết kế điển hình và Xây dựng thực nghiệm – Kiềng 3 chân để phát triển NOXH tại Việt Nam” – Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam, số 01/2024
    6. Nguyễn Tất Thắng – Chủ nhiệm nhiệm vụ “Ban kỹ thuật xây dựng Tiêu chuẩn về Kiến trúc và hệ thống Kỹ thuật công trình” do Viện Kiến trúc Quốc gia thực hiện và hoàn thành năm 2022.

 

*Tác giả: TS.KTS Nguyễn Tất Thắng – Nghiên cứu viên Cao cấp – Viện Kiến trúc Quốc gia – Bộ Xây dựng

bình luận