Tọa đàm khoa học: “Bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống hai bên bờ sông Hồng thuộc phạm vi thành phố Hà Nội”(22/07/2015)

Sáng 22/7, tại số 389, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, Trung tâm Đào tạo và hợp tác quốc tế, Viện Kiến trúc Quốc gia tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống hai bên bờ sông Hồng thuộc phạm vi thành phố Hà Nội”.

2

Ths.Kts.Vũ Đình Thành, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia chủ trì buổi tọa đàm

Chủ trì buổi tọa đàm có Ths.Kts.Vũ Đình Thành, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia, Ts.Tạ Hoàng Vân, quyền giám đốc Trung tâm tâm Đào tạo và hợp tác quốc tế. Cũng tại buổi tọa đàm có sự góp mặt của nhiều Kts, nhà khoa học tên tuổi trong nước.

Ts.Tạ Hoàng Vân, thay mặt nhóm thực hiện đề tài khoa học trình bày nội dung đề tài, trong đó nhấn mạnh vào các nội dung: Tổng quan về các làng nghề hai bên bờ sông Hồng, Những giá những giá trị lịch sử – văn hóa, kiến trúc – đô thị, Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị đó và Đề xuất khung quy chế.

Ts.Tạ Hoàng Vân, thay mặt nhóm thực hiện đề tài khoa học trình bày nội dung

Ts.Tạ Hoàng Vân thay mặt nhóm thực hiện đề tài khoa học trình bày nội dung

Với vai trò là dòng sông chính của đồng bằng Bắc Bộ, hệ thống các làng nghề truyền thống hai bên bờ sông Hồng mang nhiều giá trị tiêu biểu về kiến trúc, cảnh quan, văn hóa, lối sống truyền thống. Tuy nhiên, trước sức ép của quá trình phát triển, hệ thống làng nghề truyền thống dọc hai bên bờ sông Hồng cũng chịu những áp lực mạnh mẽ để tồn tại và phát triển bền vững. Do vậy, rất cần có những đánh giá và đề xuất khung quản lý, khai thác, phát huy phù hợp.

Nhà sử học Lê Văn Lan phát biểu tại buổi tọa đàm

Nhà sử học Lê Văn Lan phát biểu tại buổi tọa đàm

Tại buổi hội thảo các chuyên gia cũng phát biểu đóng góp ý kiến để hoàn thiện đề tài trước khi được nghiệm thu. Đây là một đề tài có cấu trúc chặt chẽ, cần nhấn mạnh vào tính hiện đại và tình trạng hiện đại của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Đến nay Việt Nam đã có trên 40 đề tài nghiên cứu về làng nghề hai bên bờ sông Hồng, qua các đề tài đó cần rút ra những vấn đề chung như nghiên cứu các tuyến tránh lũ sông Hồng, nghiên cứu sử dụng đất và dân cư hai bên. Việc phát triển tiếp nối, xây dựng giá trị di sản làng nghề cũng cần chú ý, trong đó có 4 yếu tố quan trọng: Phát triển du lịch, Sản phẩm làng nghề, Kiến trúc bị ảnh hưởng như thế nào và Cộng đồng dân cư của làng nghề.

bình luận