Nghiên cứu Cấu trúc làng và sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam(26/11/2018)

Sáng ngày 23/11/2018, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Khoa học & công nghệ Quảng Nam tổ chức hội thảo: “Cấu trúc làng và sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do Viện Kiến trúc quốc gia thực hiện giai đoạn 2018 – 2019.

image003

Toàn cảnh hội thảo

Theo báo cáo, Quảng Nam hiện có 9 huyện miền núi với hơn 170 nghìn người dân tộc thiểu số. Năm 2017, thực hiện theo Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh, các huyện miền núi đã thực hiện di dời, sắp xếp 764 hộ; riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã thực hiện di dời 483 hộ, với tổng kinh phí giải ngân hỗ trợ hơn 42,8 tỷ đồng.

Những năm qua, Tỉnh Quảng Nam đã tích cực sắp xếp, bố trí dân cư trên địa bàn toàn tỉnh đem lại nhiều chuyển biến, nhất là kể từ khi thực hiện chương trình mục tiêu NTM. Song việc đầu tư cho văn hóa miền núi chưa thực sự đúng tầm, chưa có những chương trình dài hơi, cũng như có sự tác động đến đời sống, văn hóa tâm linh và cấu trúc làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hội thảo đã hướng tới thảo luận các vấn đề (1): Những vấn đề về công tác xắp xếp bó trí dân cư cho các tỉnh miền núi trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; (2) Các cơ chế chính sách sắp xếp, bố trí dân cư miền núi Quảng Nam – Thực trạng và các vấn đề đặt ra; (3) Những nguyên nhân tác động và ảnh hưởng đến cấu trúc làng miền núi; Vấn đề giữ gìn bảo tồn khai thác văn hóa làng và cấu trúc làng trong thực hiện quy hoạch, sắp xếp dân cư miền núi tỉnh Quảng Nam.

TS Tạ Hoàng Vân phát biểu tại Hội thảo TS Tạ Hoàng Vân phát biểu tại Hội thảo

TS Tạ Hoàng Vân phát biểu tại Hội thảo

Từ đó, một số vấn đề quan trọng đã được các đại biểu trao đổi tâm huyết tại hội thảo như:

Nghiên cứu cấu trúc làng và xắp xếp bố trí dân cư cần đặt trong mối tương quan giữa cấu trúc xã hội và cấu trúc tự nhiên. Việc bố trí, xắp xếp dân cư vùng dân tộc thiểu số không thể mang tính áp đặt mà nó phải được xuất phát từ các góc độ đời sống văn hóa, lối sống, tâm linh của người dân nơi đây.. đồng thời cũng cần tách bạch giữa nghiên cứu cấu trúc làng theo hướng bảo tồn và nghiên cứu với cấu trúc làng theo hướng phát triển hay hài hòa cả hai. Vấn đề cũng cần đặt ra không chỉ sắp xếp cấu trúc lại làng bản mà cần chú ý đến hiệu quả kinh tế xã hội. Sau An cư thì phải lạc nghiệp. Các yếu tố sinh kế cần lưu ý:Tài nguyên rừng, Phát triển chăn nuôi miền núi với lợi thế đất đai và sản vật địa phương …

Sắp xếp dân cư là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết, sắp xếp lại cho phù hợp và tạo bước phát triển. Việc biến đổi đổi cấu trúc xã hội sẽ là thay đổi cấu trúc làng, bản. Trong quá trình phát triển, sự biến chuyển của các làng bản trong mỗi giai đoạn sẽ tác động đến không gian của làng. Bởi vậy quy hoạch sắp xếp cấu trúc làng bản xét thấy rất cần có sự tham gia của cộng đồng.

Qua quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới vừa qua, Quảng Nam cũng nhận ra rằng Xây dựng xã nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn, bất cập và không dễ gì đạt được. Hiện tại, Quảng Nam đã tập trung hướng đến việc giảm nghèo cho người dân. Làm sao để không xảy ra tình trạng xây dựng nông thôn mới phát triển như một bức tranh lốm đốm, không đồng đều. Một vấn đề khá mới cũng đã được đặt ra tại hội thảo là: Nên chăng cần thiết nghiên cứu xây dựng tiêu chí cho bản làng NTM miền núi. Đối với Quảng Nam, xét thấy đây là việc làm cần thiết.

Việc thực hiện đề tài Cấu trúc làng và sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam vào thời điểm hiện nay là cần thiết bởi sau một thời gian phát triển tự nhiên và được sắp xếp theo chương trình phát triển nông thôn mới thì làng bản miền núi đã có những biến đổi như thế nào? Điều đó rất cần được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kỹ càng, nghiêm túc để từ đó nghiên cứu lựa chọn mô hình phát triển làng bản miền núi phù hợp và đáp ứng tốt cả vấn đề an cư và phát triển kinh tế xã hội. Sự biến động của đời sống văn hóa làng bản là tất yếu, song nắm bắt những biến động đó như thế nào để nghiên cứu cấu trúc làng cho phù hợp là cần thiết.

Minh Khôi

bình luận