Di sản cầu Long Biên – bảo tồn cho đô thị nghìn năm tuổi(24/03/2014)

Trong những ngày qua, chủ trương di dời cầu Long Biên của Bộ Giao thông Vận tải để thay thế bằng một cây cầu mới phục vụ nhu cầu phát triển của đô thị Hà Nội nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của đông đảo các chuyên gia và người dân đô thị.Phóng viên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam – Viện Kiến trúc quốc gia(BXD) đã ghi chép và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia để chuyển tải tới bạn đọc về vấn đề này:

Cầu Long Biên thực sự là một “di sản” quan trọng bởi sự Việt hóa một kỳ quan kỹ thuật xây dựng nước ngoài thời bấy giờ trở thành một di sản quan trọng trong tổng thể quỹ di sản đô thị. Quá trình bảo tồn cầu Long Biên qua các thời kỳ gắn với nhu cầu cần có những ứng xử từ các góc độ tổng hợp, đặc biệt là văn hóa đối với một di sản kiến trúc, kỹ thuật xây dựng tầm cỡ và giàu tiềm năng khai thác cho phát triển đô thị như cầu Long Biên.

Dưới góc độ phát triển và quy hoạch đô thị, với trường hợp cụ thể về bảo tồn cải tạo nâng cấp cầu Long Biên cũng như xây dựng mới các kết cấu cầu để đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông vận tải đô thị Hà Nội, đã có rất nhiều nghiên cứu mà các tổ chức trong và ngoài nước đã thực hiện trong các giai đoạn trước đây. Trong đó đặc biệt phải kể đến các nghiên cứu của tổ chức phát triển Nhật Bản JICA và HAIDEP, đã đề xuất phương án bảo tồn cầu Long Biên phục vụ cho các hoạt động văn hóa du lịch bên cạnh chức năng giao thông và xây mới các kết cấu cầu cách xa đảm bảo không ảnh hưởng đến các giá trị hiện hữu của cầu Long Biên.


Nhưng thực tế về góc độ kỹ thuật và hạ tầng giao thông, các thông số thực tế dường như đang chỉ ra kết cấu hiện hữu cầu Long Biên gần như chỉ còn ít khối lượng kết cấu nguyên bản, k

bình luận